| Hotline: 0983.970.780

Mô hình giám sát, dự báo chăn nuôi

Thứ Ba 27/11/2012 , 10:22 (GMT+7)

Dự án GEF – UNEF-ILRI do chương trình Môi trường Liên hợp quốc (LHQ) phối hợp với Viện Chăn nuôi Quốc tế đã bắt đầu khởi động tại Việt Nam.

Các học viên tham gia khóa đào tạo C-GAGRIS tại Viện Chăn nuôi

Dự án GEF – UNEF-ILRI do chương trình Môi trường Liên hợp quốc (LHQ) phối hợp với Viện Chăn nuôi Quốc tế bắt đầu khởi động tại Việt Nam mở ra cơ hội lớn cho việc giám sát và dự báo ngành chăn nuôi nước ta.

Theo đánh giá của Cơ quan Môi trường LHQ (GEF), từ những năm 2000 trở lại đây, cùng với sự chuyên môn hóa các giống vật nuôi có năng suất cao theo các hướng mục tiêu nhất định, việc áp dụng các kỹ thuật dinh dưỡng trong chăn nuôi, kích thích tăng trọng, lai giống, thụ tinh nhân tạo… đang từng bước phá vỡ môi trường sinh thái tự nhiên của vật nuôi khiến nguồn gen vật nuôi ngày càng giảm nghiêm trọng.

Nhiều giống vật nuôi nội địa ngày càng có nguy cơ mất dần và sự biến đổi di truyền của những giống còn lại đang bị xói mòn. Các giống vật nuôi có nguồn gen quý quyết định tới chất lượng sản phẩm ngon, khả năng chống chịu bệnh tật cao, phù hợp với môi trường sinh thái từng địa phương...

Trong hoàn cảnh đó, dự án GEF – UNEF-ILRIđã được triển khai tại 4 nước gồm Việt Nam, Bangladesh, Pakistan, Srilanka nhằm mục tiêu phát triển và ứng dụng các công cụ hỗ trợ cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn đa dạng nguồn di truyền vật nuôi. Cùng với việc triển khai dự án này, Việt Nam cũng sẽ có điều kiện để giám sát, quản lý và đưa ra các dự báo cụ thể cho ngành chăn nuôi trong nước. Dự án do Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) triển khai và PGS.TS Lê Thị Thúy (Viện Chăn nuôi) đảm nhiệm vai trò điều phối viên quốc gia.

Trong khuôn khổ dự án này, từ ngày 20 - 22/11/2012, Tiến sỹ Dessie Tadelle phối hợp với PGS.TS Lê Thị Thúy đã tổ chức khoa đào tạo C-DAGRIS (một website quản lí hệ thống thông tin về nguồn di truyền động vật bản địa quốc gia).

“Lâu nay, việc thống kê, giám sát về số lượng, sản lượng chăn nuôi ở nước ta thường rất khó khăn và đa số chỉ thực hiện theo phương pháp xác suất. Điều này rất dễ dẫn tới những sai lệch rất lớn trên thực tế. Ứng dụng C-DAGRIS giúp các nhà quản lý ngành chăn nuôi nước ta quản lý chuyên môn tốt hơn. Trước mắt, việc ứng dụng C-DAGRIS sẽ được triển khai ở một số trang trại chăn nuôi lớn đối với một số đối tượng vật nuôi phổ biến” - (PGS.TS Lê Thị Thúy)

Theo PGS.TS Lê Thị Thúy, C-DAGRIS là phần mềm chuyên dụng về thống kê và giám sát vật nuôi, cho phép thống kê chính xác diễn biến của các quần thể vật nuôi trên toàn bộ quốc gia về các chỉ tiêu như: Đặc điểm ngoại hình, năng suất, số lượng đàn nuôi (quần thể), xu hướng và tiềm năng phát triển, cảnh báo xu hướng phát triển…

Ví dụ, đối với một trang trại chăn nuôi, ông chủ trại sử dụng phần mềm C-DAGRIS có thể cập nhật toàn bộ quá trình phát triển của vật nuôi ở trang trại như số lượng, tên giống, độ tuổi nhập chuồng, trọng lượng và năng suất khi xuất chuồng, giá cả bán ra… Người quản lý trang trại có thể cập nhật các thông tin này  vào hệ thống website trực tuyến của phần mềm C-DAGRIS có tại địa chỉ http://dagris.ilri.cigar/dagris_xx.

Với việc ứng dụng C-DAGRIS, không chỉ người chăn nuôi có thể chủ động quản lí và giám sát được toàn bộ quá trình SX của mình, mà còn giúp các cơ quan quản lý ngành chăn nuôi có thể nắm rõ việc thống kê, dự báo về tình hình chăn nuôi trong nước tại một thời điểm nào đó như số lượng, sản lượng, năng suất… các loại vật nuôi. Căn cứ này sẽ là cơ sở để đề ra kế hoạch, quy hoạch chiến lược ngắn và dài hạn cho chăn nuôi trong nước…

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.