| Hotline: 0983.970.780

Mô hình kinh tế xanh là giải pháp phát triển toàn diện, bền vững

Thứ Bảy 23/04/2022 , 10:20 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, là một hướng tiếp cận quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được sự phát triển một cách toàn diện, bền vững.

Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị 'Gặp gỡ Thừa Thiên Huế xanh: Xác định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh'.

Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị "Gặp gỡ Thừa Thiên Huế xanh: Xác định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh".

Ngày 22/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) và các Nhóm công tác Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Thừa Thiên Huế xanh: Xác định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh".

Hội nghị có sự tham dự của bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế; ông John Rockhold, Chủ tịch AmCham; ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, Nghị quyết số 54-NQ/TW  của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Do đó, địa phương luôn xác định việc áp dụng các giải pháp mô hình kinh tế xanh thay thế cho mô hình kinh tế truyền thống, vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, là một hướng tiếp cận quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được sự phát triển một cách toàn diện, bền vững tại địa phương.

Ông John Rockhold, Chủ tịch AmCham và ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ký kết văn bản thoả thuận. 

Ông John Rockhold, Chủ tịch AmCham và ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ký kết văn bản thoả thuận. 

Thông qua Hội nghị này, tỉnh Thừa Thiên - Huế mong muốn không chỉ giới thiệu những tiềm năng, cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực du lịch; nông nghiệp, môi trường; điện và năng lượng mà còn xác định đây là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh tỉnh Thừa Thiên - Huế, một địa phương có thế mạnh về văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, xanh và thông minh. Theo ông Phương, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn rất nhiều tiềm năng to lớn về hợp tác đầu tư, phát triển.

“Chúng tôi cũng rất mong muốn có những ý kiến trao đổi, đóng góp thiết thực để chúng tôi có thể hiện thực hóa thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh trên địa bàn tỉnh nhà. Sẽ có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nước quan tâm, đến tìm hiểu và đầu tư tại địa phương cũng như giới thiệu với các bạn bè đối tác để thực hiện đầu tư những dự án có hiệu quả", ông Phương nhấn mạnh.

Hội nghị đã được nghe nhiều tham luận và ý kiến phát biểu trao đổi trực tiếp trong các phiên thảo luận chuyên đề của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Đối với chuyên đề về Điện và Năng lượng, các nội dung thảo luận xoay quanh các vấn đề về giảm thiểu biến đổi khí hậu, các chính sách và định hướng phát triển trong thời gian đến. Các ý kiến cho rằng, tỉnh cần xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể nhằm giảm thiểu phát thải các-bon; tập trung vận động các doanh nghiệp cam kết sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo chứng nhận Quản lý môi trường ISO 14001:2015; ưu tiên kêu gọi đầu tư các nguồn năng lượng sạch, tái tạo như: điện gió, điện mặt trời, điện khí…để phát triển các nguồn năng lượng sạch, tái tạo hướng đến phát triển đô thị xanh, không gian khu công nghiệp xanh và bền vững.

Đối với chuyên đề về Du lịch, các đại biểu tập trung đưa ra các giải pháp để phát huy, khai thác hiệu quả lợi thế về tiềm năng, thế mạnh du lịch, trong tập trung làm tốt công tác quy hoạch; ưu tiên xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống khách sạn 5 sao, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, khai thác hiệu quả du lịch vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và Vườn Quốc gia Bạch Mã,…hướng đến du lịch xanh với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đối với chuyên đề về Nông nghiệp và môi trường, nội dung thảo luận xoay quanh việc tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản.

Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến. Ưu tiên kêu gọi đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học trong chăn nuôi và chế biến; tập trung trồng rừng gỗ lớn và chú trọng công tác trồng rừng phòng hộ, duy trì và phát triển các chuỗi giá trị trong nông nghiệp, phát triển sản phẩm OCOP, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch, đây chính là định hướng phát triển nông nghiệp sạch của tỉnh trong thời gian tới, góp phần giảm thiểu phát thải các-bon và thực hiện thành công chiến lược phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất