| Hotline: 0983.970.780

Mô hình trồng sa nhân tím dưới tán rừng

Thứ Sáu 11/01/2019 , 15:05 (GMT+7)

Năm 2017, Trạm Khuyến nông huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã xây dựng mô hình trồng cây dược liệu sa nhân tím dưới tán rừng với diện tích 5,8 ha tại xã Tân Hợp. Qua quá trình triển khai đã cho những tín hiệu ban đầu rất khả quan.

09-02-00_ton_7678
 

Th.S Nguyễn Thị Phương Thủy, Trạm Khuyến nông huyện Hướng Hóa cho biết, sau hơn 1 năm triển khai đến nay tỉ lệ cây sống đạt 98%, sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao bình quân cây 30 - 50 cm, mỗi cây cho từ 8 - 10 lá. Sa nhân tím là cây chịu bóng, ưa râm mát, sống dưới ánh sáng tán xạ, dưới tán rừng có độ tàn che 0,5-0,6; độ ánh sáng tốt nhất là 50%. Sau khi trồng 3 - 4 năm, cây bắt đầu cho quả và có thể thu hoạch 5 - 6 năm liền, bình quân 1ha sa nhân tím có thể cho thu từ 150 – 250 kg quả khô/năm, với giá bán hiện nay khoảng 100.000 – 150.000đ/kg, mỗi năm thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng/ha.

Ông Phan Ngọc Đồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho biết, mô hình trồng sa nhân tím dưới tán rừng nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất, tận dụng được tiềm năng đất dưới tán rừng và tạo được tầng tán mặt đất bằng đối tượng cây có ích.

"Việc triển khai mô hình giúp chúng tôi xác định được tán rừng phù hợp để cây sa nhân sinh trưởng, phát triển tốt, từ đó sẽ có những khuyến cáo cho bà con bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa. Thông qua mô hình này sẽ giúp phát triển dư địa rừng phòng hộ và giao cho các hộ dân, xác định cây trồng mới dưới tán, từ đó giúp người dân tăng thu nhập thông qua công tác quản lý bảo vệ rừng”, ông Đồng nói.

Mô hình từng bước giúp nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết tận dụng mọi tiềm năng về đất đai dưới tán rừng, tạo được độ che phủ mặt đất, hạn chế tình trạng rửa trôi và xói mòn đất, ổn định nguồn nước ngầm, tạo nên thảm thực vật đa dạng, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên rừng.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.