| Hotline: 0983.970.780

Môi trường: Nhiều thứ mất đi không thể lấy lại

Chủ Nhật 12/01/2020 , 07:01 (GMT+7)

Sau nhiều nỗ lực giải quyết ô nhiễm của chính phủ, chất lượng nước trên các sông hồ ở Trung Quốc đã có dấu hiệu cải thiện, theo kết quả một nghiên cứu mới.

Tuy nhiên, có nhiều thứ không thể đảo ngược và những gì mất đi không thể lấy lại được nữa.

11-09-51_cpture
Thuyền đánh cá trên hồ Tinh Vân ở Vân Nam.

Một nghiên cứu mới xem xét chất lượng nước mặt trong giai đoạn 2003-2017 phát hiện có những cải thiện đáng kể.
 

Cải thiện, nhưng chỉ ở bề mặt

Cụ thể là nhu cầu ô xi hóa học (COD), là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ, giảm 63%, trong khi nồng độni tơ amoniac giảm 78%.

“Chất lượng nước đã được cải thiện đáng kể hoặc được duy trì ở mức tốt hơn ở hầu khắp đất nước bởi sự giảm phát thải trong công nghiệp, phát thải đô thị”, nghiên cứu, do đội khoa học của Học viện Khoa học Địa lý và tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc thực hiện, viết.

Nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng sự gia tăng phát thải từ khu vực nông nghiệp đang cản trở các nỗ lực kiểm soát ô nhiễm và vẫn còn đó nhiều vấn đề nghiêm trọng ở miền bắc và đông bắc Trung Quốc.

“Các nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chất lượng nước ở Trung Quốc sẽ tốt hơn nữa nếu có các chiến lược linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu, vốn được thiết kế để xử lý các khác biệt mang tính khu vực với các nhân tố tác động đến mức độ ô nhiễm nước ở những khu vực cụ thể”, nghiên cứu viết.

Mã Quân, giám đốc viện Môi trường và công chúng ở Bắc Kinh, nói giới chức Trung Quốc đã ưu tiên cao hơn cho các vấn đề bảo vệ môi trường trong 5 năm qua. “Giám sát môi trường đang được thực hiện nghiêm ngặt hơn”, ông Mã nói. “Với hàng chục ngàn cơ sở xử lý nước sinh hoạt được xây dựng thêm, nước thải không được xử lý đã ít đi rất nhiều”.

11-09-51_cpture3
Ngư dân đánh cá trên sông Dương Tử.

Ở nhiều vùng của Trung Quốc nay đã có thêm danh từ “trưởng sông”, bên cạnh trưởng làng, trưởng khu phố, với vai trò dẫn dắt các hoạt động chống ô nhiễm dòng sông hay đoạn sông chảy qua đâu đó. Các quan chức này có thể là ông bí thư xã, tới tỉnh trưởng và thậm chí cao hơn.

“Đó là một ý hay. Nhưng vai trò của trưởng sông là điều phối”, ông Mã nói với SCMP. “Ở nhiều nơi, chưa rõ người ta vận hành cơ chế này như thế nào”.

Nhưng các nhà môi trường đã cảnh báo rằng cải thiện chất lượng nguồn nước mặt là chưa đủ và ông Mã nói 80% nước ngầm vẫn bị ô nhiễm.

Từ Húc Đông, một nhà nghiên cứu của viện Thủy sinh học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, viết trong một bài báo đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo hồi tháng 8 vừa qua rằng khôi phục lại cây thủy sinh và các loài cá sẽ giúp hệ sinh thái thủy sinh vốn bị tàn phá được thanh lọc và hồi phục.

Tuy nhiên, có những thứ đã mất đi không thể lấy lại, không thể hồi phục được nữa.
 

Các loài sinh vật biến mất

Mới đây, người ta loan báo loài cá mái chèo Trung Quốc, một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới có ở sông Dương Tử, đã tuyệt chủng. Còn được biết tới với tên gọi cá kiếm Trung Quốc, loài này có thể dài đến 7m, nhưng được tin là đã biến mất trong giai đoạn 2005-2007.

11-09-51_cpture2
Một chú cá mái chèo nhỏ. Loài cá này được xem là đã tuyệt chủng.

Ngụy Kỳ Vỹ, một trong các tác giả nghiên cứu về sự biến mất của cá mái chèo, nói kết luận của nhóm dựa trên đánh giá của một hội đồng chuyên gia do Liên minh quốc tế vì Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) tiến cử tập hợp tại Thượng Hải hồi tháng 9.

“Chúng tôi tôn trọng các đánh giá của IUCN, mặc dù chúng tôi tiếp nhận kết quả này với sự đau buồn”, ông Ngụy, một nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Nghề cá Trung Quốc ở Vũ Hán, nói với tờ Sở Thiên đô thị báo ở Hồ Bắc.

Còn theo đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), các vấn đề môi trường kèm theo lượng khách du lịch tăng vọt đã gây nguy hại cho loài cua lông nổi tiếng của Trung Quốc.

Hơn 1.000 trang trại đón khách du lịch không phép đã mọc lên trên bán đảo Mai Luân Đồ ở hồ Dương Trừng. Đây là một hồ nước ngọt có diện tích 20km2cách thành phố Tô Châu 3 km về phía đông bắc, thuộc tỉnh Giang Tô. Hồ này nổi tiếng với loại cua lông đặc sản, còn được gọi là cà ra.

Cà ra di chuyển từ hồ Dương Trừng đến đồng bằng châu thổ sông Dương Tử để giao phối và sinh sản trong tháng 9 và 10. Dân địa phương đánh bắt chúng vào thời điểm này. Năm 2002, tổng sản lượng đánh bắt loại cua này là 1.500 tấn.

Cả ngàn trang trại đón khách du lịch và đổ nước thải xuống hồ, biến nước hồ thành màu tối. “Nước trong hồ Dương Trừng đến từ các suối quanh nó và suối thì ô nhiễm cả. Nay thì không còn tôm, cá, cua ốc nào sống nổi trong các con suối đó”, một đầu bếp làm việc tại một trang trại du lịch nói.

Trong khi đó, không chỉ là nơi sinh sản của loài cua cà ra đặc sản, hồ Dương Trừng còn là nguồn nước của thành phố Tô Châu. Mặc dù đã được xác định là nguồn nước sinh hoạt, các hoạt động du lịch, nhà hàng, bất động sản… bị cấm xả thải, nhưng nước vẫn ô nhiễm.

11-09-51_137504162_15382973286251n
Cua lông Trung Quốc.

Và mặc dù được nói là có cải thiện về chất lượng nước, sông Dương Tử vẫn gặp các vấn đề nghiêm trọng. Một trong các biểu tượng của dòng sông quan trọng nhất Trung Quốc là cá heo không vây sông Dương Tử. Nhưng điều đáng buồn là giống cá quý hiếm này còn là biểu tượng cho sự tàn phá của con người với dòng sông dài nhất Trung Quốc: theo các nhà khoa học, từ một cộng đồng với số lượng đông đảo, cá heo không vây nay chỉ còn khoảng 1.000 con và đang trên bờ vực diệt vong.

(Kiến thức gia đình số 2)

    Tags:
Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất