| Hotline: 0983.970.780

Một nông dân trồng thành công cây bao báp

Thứ Sáu 21/12/2012 , 13:47 (GMT+7)

Gia đình anh Nguyễn Văn Ngọc ở xóm Giữa, xã Bích Hòa (Thanh Oai, Hà Nội) đã trồng thành công 108 cây bao báp.

Cây bao báp thuộc chi Adansonia, phân họ gạo (Bombacoideae), có nguồn gốc từ châu Phi; chiều cao khoảng 5 - 25 m (trường hợp ngoại lệ tới 30 m), đường kính gốc cây 7 - 11 m (chu vi gốc cây là 22 - 35 m, ngoại lệ có cây lên tới 50 m).

Cây có khả năng lưu trữ nước (bên trong thân to phình ra), với dung tích lưu trữ tới 120.000 lít nước để đảm bảo tồn tại trong các điều kiện khô cằn cao cụ thể trong từng khu vực. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì lá của bao báp được dùng như một loại rau ăn (tươi hoặc khô).

Tại Nigeria,người dân địa phương gọi lá của nó là kuka và dùng nó để nấu món súp kuka. Cùi thịt khô của quả, sau khi tách khỏi các hạt và sợi, được ăn ngay hoặc trộn lẫn với cháo yến mạch hay sữa. Hạt được dùng như chất làm đặc cho các món súp, nhưng cũng có thể được lên men thành gia vị hay nướng để ăn trực tiếp hoặc giã nhỏ để chiết dầu thực vật. Thân cây còn là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và dùng làm củi.

Bao báp Australia được thổ dân dùng làm nguồn cung cấp nước và thực phẩm còn lá được dùng làm thuốc. Họ cũng tô vẽ và chạm khắc phần bên ngoài của quả và đeo chúng như là đồ trang sức. Cây bao báp trông rất đẹp và lạ nên thường thu hút khách du lịch.

Tại Việt Nam, một cây bao báp cao hơn 20 m, đường kính rộng trên 3 m được coi là lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam vừa được phát hiện trên đồi lầu 3, phường Đông Hồ, TX Hà Tiên, Kiên Giang. Một cụ già 80 tuổi nói: “Khi tôi sinh ra thì đã thấy có cây đó rồi”. Theo nhận định của một số người thì cây bao báp này có tuổi thọ ít nhất đã trên 100 năm.

Còn cây bao báp tại nhà hàng Cây Bao Báp, số 80, đường Mai Thúc Loan (TP Huế, tỉnh TT-Huế)) do ông Nguyễn Hữu Đính, một kỹ sư thủy-lâm mang về từ Pháp (có nguồn gốc châu Phi) khoảng năm 1950, hiện cây này cao khoảng 17 m, đường kính 1 m. Tại TP Huế còn có một cây bao báp nữa tại đường Trần Phú (còn lâu đời hơn cả cây ở đường Mai Thúc Loan.

Tại TP.HCM, hiện có 4 cây bao báp được du nhập từ châu Phi về (3 cây ở Thảo Cầm Viên và 1 cây ở Trường Đại học Sư phạm TP.HCM), tuy nhiên nó chỉ mới được 10 tuổi. Nghe nói Đại học FPT mới được tặng 5 cây bao báp nhưng hiện chỉ còn sống 1 cây. Từ lâu rất nhiều người thử gây trồng cây bao báp nhưng chưa thành công.

Gần đây anh Nguyễn Văn Ngà, một nông dân 43 tuổi ở xóm Giữa, xã Bích Hòa (Thanh Oai, Hà Nội) sau khi tham quan cây bao báp ở Huế đã mang về 3 quả chín. Anh giao cho ba gia đình lấy hạt trồng thử. Hai gia đình gieo không thấy mọc, chỉ có gia đình anh Nguyễn Văn Ngọc (anh trai Ngà) mọc được 130 mầm cây từ hạt của một quả. Ngoài ra còn 40 hạt bị thối. Vì chúng cọ sát vào nhau bên dưới một nửa nắp quả cứng nên khi gỡ ra để trồng vào hộp xốp chỉ còn 108 cây. Các cây này hiện cao quá 1,5 m và được đánh vào bầu trồng giữa sân.

Thông tin sau khi được giới thiệu trên truyền hình và trên báo mạng đã khiến nhiều người lấy hết quả từ cây bao báp ở Huế để gieo thử (quả cây này phải qua 1 năm mới chín) nhưng chưa có thông tin là đã có ai trồng được. Vì cây bao báp cần diện tích rộng để phát triển nên gia đình hai anh Ngọc, anh Ngà có nhã ý tặng ngôi đền của xóm, UBND xã Bích Hòa và UBND huyện Thanh Oai mỗi nơi 1 cây.

Ngoài ra sẽ dành để tặng BQL Lăng Hồ Chủ tịch, đền Quốc tổ Bình Đà (Thanh Oai), đền Đô (Bắc Ninh), đền Đức Thánh Trần (Nam Định), Đền Hùng (Phú Thọ), Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội), tòa nhà Quốc hội (Hà Nội), ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), Cục Quản trị T78 (Hà Nội), UBND các tỉnh, thành phố TT-Huế, TP.HCM, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định (mỗi nơi 1 cây).

Vì cây đã cao và đang sinh trưởng tốt nên các anh nhờ tôi thông báo với các đơn vị nói trên liên hệ để lấy về trồng ở những nơi thích đáng (liên hệ qua ĐT: 0904755065, 0936913616). Nếu đến Tết mà các đơn vị này không cử người liên hệ để lấy giống thì gia đình sẽ phân phối cho các đơn vị và cá nhân khác có điều kiện ươm trồng loại cây quý hiếm này. Hiện các anh đang dùng lá khô của cây này để nấu nước uống và nước gội đầu, thấy rất tốt.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm