| Hotline: 0983.970.780

Một tỷ cây xanh 'hòa' vào Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Thứ Hai 16/08/2021 , 11:13 (GMT+7)

Ngày 18/9/2007, 9 huyện miền Tây Nghệ An được UNESCO chính thức công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (SQTG).

Miền Tây xứ Nghệ là nơi hội tụ giá trị khoa học, môi trường, văn hoá, nhân văn và lịch sử. Ảnh: VK.

Miền Tây xứ Nghệ là nơi hội tụ giá trị khoa học, môi trường, văn hoá, nhân văn và lịch sử. Ảnh: VK.

Nơi đây hội tụ giá trị khoa học, môi trường, văn hoá, nhân văn và lịch sử, vì lẽ đó cần được bảo tồn và phát triển.

Đa dạng

Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có diện tích 1.299,795 ha với 3 vùng lõi: Vườn quốc gia Pù Mát, 2 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt trải dài trên địa giới hành chính của 9 huyện và toàn bộ lưu vực đầu nguồn sông Cả.

Không chỉ sở hữu tính đa dạng sinh học cao, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An còn được biết đến là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lưu lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh được bảo vệ tốt, đặc biệt là tuyến dọc biên giới Việt - Lào.

Qua ghi nhận thực tế, toàn khu có 3.961 loài thực vật, 942 loài động vật có xương sống lớn nhỏ đã được ghi nhận, bao gồm nhiều động, thực vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Sách đỏ Việt Nam và quốc tế, chừng đó cho thấy giá trị rõ nét của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.  

Đồng bào 9 huyện sống quây quần trong Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Ảnh: Quý An.

Đồng bào 9 huyện sống quây quần trong Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Ảnh: Quý An.

Giá trị văn hóa của vùng cũng thực sự khác biệt, nổi bật phải kể đến 2 dân tộc ghi nhận hiện diện duy nhất tại địa bàn Nghệ An là tộc người Đan Lai (ở huyện Con Cuông) và Ơ Đu (ở huyện Tương Dương). Đây còn là miền đất, là ngôi nhà chung của 6 dân tộc anh em sinh sống lâu đời, trải qua nhiều biến cố của lịch sử vẫn lưu giữ, phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống độc đáo (làn điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực, trang phục, kiến trúc nhà sàn)…

Hiểu rõ giá trị to lớn, những năm qua Trung ương và địa phương đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương thiết thực để bảo tồn, phát huy bền vững “vốn quý”. Điểm nhấn phải kể đến Chương trình 1 tỷ cây xanh với nhiều thông điệp lớn.

Hiệu ứng Đề án 1 tỷ cây xanh

Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”  theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Nghệ An phấn đấu đến năm 2025 trồng được ít nhất 54,250 triệu cây xanh, trong đó 25,495 triệu cây phân tán ở các khu vực đô thị và nông thôn, 28,755 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất.

Tất cả nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước vì một “Việt Nam xanh”.

Đề án 1 tỷ cây xanh sẽ là nền móng tạo đà phát triển mạnh mẽ miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: Anh Khôi. 

Đề án 1 tỷ cây xanh sẽ là nền móng tạo đà phát triển mạnh mẽ miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: Anh Khôi. 

Quá trình thực hiện sẽ chủ động kết hợp, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư công của nhà nước, điển hình như: Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025; Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)…

Theo chức năng phân công, Sở NN-PTNT Nghệ An sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch.

Là một chương trình lớn, quy mô, đòi hỏi sự nỗ lực lớn, dù vậy với ý nghĩa thiết thực cùng sự chủ động cần thiết, tin rằng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” sẽ tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ cho toàn tỉnh, đặc biệt là Khu dự trữ SQTG miền Tây Nghệ An trong thời gian không xa.

Ngày 20/12/2018 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 5588/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt chiến lược quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An giai đoạn 2017 – 2027, tầm nhìn đến năm 2030”.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất