| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An định hướng phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Thứ Năm 26/11/2020 , 08:55 (GMT+7)

Sở hữu nhiều tiềm năng, lắm lợi thế để phát triển lớn mạnh ngành lâm nghiệp. Công tác thu hút đầu tư càng cho thấy, Nghệ An đã sẵn sàng cất cánh.

Nghệ An sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để phát triển lớn mạnh ngành lâm nghiệp. Ảnh: Việt Khánh.

Nghệ An sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để phát triển lớn mạnh ngành lâm nghiệp. Ảnh: Việt Khánh.

Tiên phong

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, những năm gần đây ngành lâm nghiệp Nghệ An tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao, tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng rừng, gia tăng độ che phủ, từng bước cải thiện giá trị chuỗi giá trị các sản phẩm lâm sản ở địa phương.

Địa phương chủ động đầu tư hệ thống máy định vị GPS, ứng dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh cho hoạt động điều tra, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

Từ 30/11 - 01/12/2020, Bộ NN- PTNT phối hợp UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chuỗi sự kiện 75 năm – Lâm nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển. Việc được lựa chọn là địa phương tổ chức chứng minh ngành lâm nghiệp Nghệ An không chỉ sở hữu tiềm năng, dư địa phát triển lớn mà cách thức xây dựng kế hoạch, định hướng thực sự mang lại khác biệt.

Phát huy được lợi thế là tiền đề đánh thức khu vực miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: Việt Khánh.

Phát huy được lợi thế là tiền đề đánh thức khu vực miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: Việt Khánh.

Nghệ An được biết đến là đơn vị đi đầu cả nước trong việc ứng dụng công nghệ camera để giám sát cảnh báo cháy rừng, điều này lập tức tỏ rõ sự khác biệt. Tương tự, cũng là đơn vị tiên phong trong sử dụng phần mềm FRMS Desktop theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, qua đó đảm bảo đồng bộ cơ sở dữ liệu với hệ thống lâm nghiệp quốc gia.

Chưa dừng lại, ngành lâm nghiệp Nghệ An cũng nhanh chóng ứng dụng công nghệ viễn thám (GIS), giải đoán ảnh vệ tinh kết hợp với điều tra kiểm kê rừng thực địa, tất thảy giúp đảm bảo tính thời sự, độ chính xác, minh bạch số liệu, vừa tiết kiệm thời gian và lại giảm thiểu chi phí.

Ứng dụng công nghệ cao

Liên kết tổ chức sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm của ngành lâm nghiệp, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ thông minh trong sản xuất là mục tiêu trọng tâm mà ngành lâm nghiệp Nghệ An hướng đến.

Trên thực tế, tỉnh từng bước phát triển và ứng dựng công nghệ tế bào, di truyền phân tử trong khâu chọn tạo giống và nhân giống; ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước, điều khiển tự động (hoặc bán tự động) trong hệ thống vườn ươm cây giống lâm nghiệp nhằm phục vụ hiệu quả hơn nữa cho công tác trồng rừng.

Đầu tư đúng hướng, triển khai bài bản nhanh chóng tạo ra sản phẩm sở hữu đặc tính ưu việt, đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của vùng, góp phần nâng cao rõ rệt giá trị gia tăng cho chủ rừng.

Thu hút được những doanh nghiệp lớn mạnh như Tập đoàn Thiên Minh Đức là tín hiệu tích cực cho ngành lâm nghiệp tỉnh nhà. Ảnh: Việt Khánh.

Thu hút được những doanh nghiệp lớn mạnh như Tập đoàn Thiên Minh Đức là tín hiệu tích cực cho ngành lâm nghiệp tỉnh nhà. Ảnh: Việt Khánh.

Điểm nhấn lớn nhất phải nhắc đến Trung tâm giống công nghệ cao tại xã Nghi Lâm do Tập đoàn Thiên Minh Đức tiến hành đâu tư, đây là nội dung nằm trong Đề án “Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung bộ”.

Với quy mô trên 500 ha trên địa bàn 2 xã Nghi Văn, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc và xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, khi được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, chắc chắn Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung bộ sẽ tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Dự kiến khi đi vào vận hành, năm 2025 sẽ mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh đạt 1 tỷ USD, đến năm 2035 vượt trên 2 tỷ USD.

10 năm qua, ngành chế biến gỗ và lâm sản của Nghệ An phát triển mạnh, điều này được thể hiện qua việc thu hút được một số dự án quy mô lớn, như: Dây chuyền sản xuất gỗ ghép thanh công suất 12.000 m3/năm và gỗ ván MDF công suất 130.000 m3/năm tại huyện Nghĩa Đàn do Tập đoàn TH tư vấn về tài chính; nhà máy gỗ MDF Anh Sơn công suất 400.000 m3/năm; nhà máy gỗ ghép thanh của Công ty TNHH Thành Phát; nhà máy gỗ MDF của Công ty TNHH Tân Việt Trung; Công ty CP Thế giới Gỗ...

Định hướng phát triển

Rừng ngày một tác động mạnh mẽ đến đời sống và nhận thức của người dân, rừng đặc biệt ở các huyện miền núi, thực sự góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh chung.

Nhằm phù hợp với định hướng phát triển lâm nghiệp, định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, ngành lâm nghiệp Nghệ An tập trung vào các mục tiêu sau:

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, ông Nguyễn Tiến Lâm phát biểu về tình hình chung của ngành lâm nghiệp Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, ông Nguyễn Tiến Lâm phát biểu về tình hình chung của ngành lâm nghiệp Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo vùng sinh thái để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đồng thời hạn chế những khó khăn, thách thức của từng vùng. Gắn an sinh xã hội với an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn, phát triển văn hóa, trí thức bản địa của đồng bào dân tộc thiếu số.

Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ khâu quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến khai thác, chế biến và thương mai lâm sản; ưu tiên ứng dụng công nghệ tiến tiến phù hợp với tái cơ cấu kinh tế ngành, gắn với phát triển KT-XH của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của thế giới, với mục tiêu tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững...

Tập trung khai thác tiềm năng về dịch vụ môi trường rừng, ưu tiên chú trọng nguồn thu từ dịch vụ từ bán tín chỉ các-bon thông qua Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ đã được ký kết giữa Bộ NN-PTNT với Ngân hàng Thế giới.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất