| Hotline: 0983.970.780

Mưa lũ ngày 10/9: Lũ quét vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ, hơn 90 người chết và mất tích

Thứ Ba 10/09/2024 , 07:31 (GMT+7)

Tính đến 18h00, thống kê cập nhật là 181 người chết và mất tích, 764 người bị thương, 48.337 nhà ở bị hư hỏng. Tìm thấy 6 nạn nhân vụ sạt lở đất Yên Bái. Nam Định lên phương án di dân khỏi 4 khu vực đê bối nguy hiểm. Thông tin vỡ đê tại Sóc Sơn, Đan Phượng là sai sự thật.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính. Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Quốc phòng khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, mì tôm, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch... để cung cấp cho người dân trong vùng bị cô lập. Ảnh: Minh họa.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Quốc phòng khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, mì tôm, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch... để cung cấp cho người dân trong vùng bị cô lập. Ảnh: Minh họa.

Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp.

Để bảo đảm an toàn cho nhân dân, tất cả vì cuộc sống của nhân dân là trên hết, trước hết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục tập trung cao độ thực hiện kế hoạch và phương án khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra với 5 mục tiêu:

Thứ nhất tập trung cao độ cho việc cứu người, rà soát, tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương, nhất là những người bị thương nặng; lo hậu sự cho những người xấu số.

Thứ hai là không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa; không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh.

Thứ ba là khắc phục các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Thứ tư là thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời.

Thứ năm là ứng phó hậu quả hoàn lưu bão như lũ ống, lũ quét, sạt lở, sụt lún…


Livestream tại Yên Bái của BTV Xuân Hào

Tất cảTổng thuật

Lũ quét vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ, hơn 90 người chết và mất tích

z5817311357840_b4bcce6b2b16a7bbc89910f97eceb47d

Một nạn nhân vụ vùi lấp được cứu hộ và chăm sóc. Ảnh: Hải Đăng.

Thông tin về trận lũ ống, lũ quét tại xã Phúc Khánh, Bảo Yên: Sáng sớm nay (10/9/2024), một trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai). Thông tin ban đầu, trận lũ quét đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ nơi 35 hộ dân, 128 khẩu cư trú.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của huyện và lực lượng tại chỗ đã ứng cứu. Đến 18 giờ xác định được trên 30 người bị thương và sống sót, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân, còn lại rất nhiều người vẫn đang mất tích. Huyện Bảo Yên đang tranh thủ thời gian, gấp rút huy động lực lượng tiếp cận khu vực sạt lở, tìm kiếm người mất tích.

Khu vực xảy ra trận lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc nên việc cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Đồng chí Hoàng Quốc Bảo, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên đang có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn.

Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hoàn tất việc di dời người dân đến vùng an toàn. Từ chiều đến tối 10/9, các tuyến đường không còn một bóng người. Chính quyền địa phương cho biết việc di dời người dân đến nơi an toàn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người.

z5817170376259_dd3c42ec1abedf79d0752c128dee911b

Vùng ngập sâu ở huyện Yên Bình.

127 người thiệt mạng do bão và mưa lũ, sạt lở sau bão số 3

Theo thống kê đến 18h ngày 10/9, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến 181 người thiệt mạng và mất tích, trong đó 127 người thiệt mạng, 54 người mất tích.

Nhập chú thích ảnh

Người thân nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ bật khóc tại hiện trường. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong đó, Cao Bằng có 52 người tại huyện Nguyên Bình gồm 19 người chết, 36 người mất tích. Lào Cai có 55 người gồm 38 người chết, 13 người mất tích. Cụ thể, tại Sa Pa 8, Bát Xát 13, Si Ma Cai 4, Bắc Hà 13, Văn Bàn 2, Bảo Yên 15; hiện còn một số người mất tích do sạt lở đất tại huyện Bảo Yên.

Tỉnh Yên Bái có 40 người do sạt lở đất, trong đó 37 người chết, 3 người mất tích, gồm: Lục Yên: 13, Thành phố Yên Bái 20, Văn Chấn 1, Văn Yên 4, Trấn Yên 2.

Tại Quảng Ninh có 9 người chết, do bão 8 người; lũ cuốn 1 người. Hải Phòng có 2 người chết do bão. Hải Dương, Hà Nội, mỗi nơi có 1 người chết do bão.

Hòa Bình có 4 người chết do sạt lở đất.  Lạng Sơn có 2 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất. Bắc Giang có 1 người chết do lũ cuốn. Tuyên Quang có 2 người mất tích do lũ cuốn.

Hà Giang có 2 người, 1 người chết, 1 người mất tích. Lai Châu có 1 người chết do sạt lở đất. Phú Thọ có 9 người, trong đó 8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu, 1 người chết do sạt lở đất.

Tổng số người bị thương là 764, gồm Quảng Ninh 536, Hải Phòng 81, Hải Dương 5, Hà Nội 12, Bắc Giang 7, Bắc Ninh 52, Lạng Sơn 10, Lào Cai 21, Yên Bái 10, Cao Bằng 12, Phú Thọ 5, Bắc Kạn 2, Hoà Bình 1, Vĩnh Phúc 8, Thanh Hóa 2.

Về nông nghiệp, bão số 3 khiến 62.828ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 25.780ha; Thái Bình 11.000ha; Hà Nội 27.318ha; Bắc Giang 17.138ha; Hưng Yên 12.119ha; Hải Dương 18.500ha; Hà Nam 7.928ha; Lạng Sơn 4.495ha; Bắc Ninh 9.830ha; Vĩnh Phúc 8.860ha, Thái Nguyên 3.512, Yên Bái 2.618ha.

Ngoài ra, 29.543ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 2.550ha; Nam Định 509ha; Thái Bình 3.345ha; Hà Nội 4.046ha; Bắc Ninh 2.321ha; Hải Dương 3.000ha; Hoà Bình 5.914ha, Lạng Sơn 1.393ha.

Có thêm 15.959ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng 2.550ha; Hà Nội 3.924ha; Bắc Giang 1.927ha; Thái Bình 1.385ha, Hưng Yên 1.841ha, Hải Dương 3.000ha.

Thủy sản, có 1.582 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (tập trung Quảng Ninh 1.000, Hải Dương 300.

Về chăn nuôi, có 1.174 con gia súc, 732.321 con gia cầm bị chết (tập trung ở Hải Dương 320.000, Hải Phòng 345.610 gia cầm).

Bên cạnh đó, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng: 12 đoạn đường dây 500kV, 36 đường dây 220kV, 173 đường dây 110kV bị sự cố và 5.305 cột điện bị gãy đổ;

Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 48.337 nhà ở bị hư hỏng (tập trung Quảng Ninh 20.245, Hải Phòng 13.927, Bắc Ninh 3.450, Lạng Sơn 2.929,...); nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,…

Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại.

Mực nước các sông lên cao, Nam Định lên phương án di dân khỏi 4 khu vực đê bối nguy hiểm

z5817035494056_69b3aa6509a6be85ca6d141aa462014e

Nước sông Hồng tràn đê bối Nam Thắng, Anh Tùy (huyện Nam Trực, Nam Định) chiều 10/9.

Mực nước các sông Ninh Cơ, Sông Đào tại Nam Định lên nhanh. Thời điểm lúc 9h sáng ngày 10/9/2024, mực nước trên sông Đào tại trạm thủy văn Nam Định là 4.10m (dưới BĐ 3: 0.20m); trên sông Ninh Cơ tại trạm Trực Phương là 2.95m (trên BĐ3: 0.35m); trên sông Đáy tại trạm Ninh Bình là 3.13m (trên BĐ 2: 0.13m); tại Phủ Lý là 4.28m (trên BĐ3: 0.27m).

Nước sông dâng cao gây nguy cơ mực nước tràn đê bối Phương Định (thuộc huyện Trực Ninh); bối Yên Bằng, Yên Trị (huyện Ý Yên); bối Hồng Long (tại xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định); bối Nam Thắng, An Tùy thuộc huyện Nam Trực.

Chiều cùng ngày, Nam Định đã yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát dân cư sinh sống, hoạt động tại bãi sông; chủ động di dân vùng nguy hiểm, vùng sạt lở, vùng bãi, bối không đảm bảo tuyệt đối an toàn vào nơi an toàn, nhất là 4 khu vực vùng đê bối nguy hiểm nói trên; có phương án sơ tán, di dân; chủ động lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực nêu trên khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Theo Phó chủ tịch thường trực Trần Anh Dũng, tỉnh đang chỉ đạo chính quyền các cấp, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, đò dọc; rà soát, đảm bảo an toàn các công trình đang thi công; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát biết thông tin xả lũ hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, ngập úng để người dân biết chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại trên hệ thống thông tin, mạng xã hội.

Bản tin mới nhất về lũ trên các hệ thống sông

Bản tin 17h chiều ngày 10/9 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên sông Thao tại Thành phố Lào Cai tiếp tục xuống chậm; tại Yên Bái đang lên chậm. Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên.

Mực nước lúc 17h ngày 10/9 trên các sông như sau: Trên sông Thao tại Yên Bái 35,73m, trên BĐ3 3,73m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 1,31m; tại Phú Thọ 18,00m, dưới BĐ2 0,2m; Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 6,63m, trên BĐ3 0,33m; Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 6,87m, trên BĐ3 0,57m (lúc 16h); Trên sông Lô tại Tuyên Quang 27,26m, trên BĐ3 1,26m;

- Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,16m, trên BĐ3 0,16m; Trên sông Hồng tại Hà Nội 10,10m, dưới BĐ2 0,4m. Dự báo trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái biến đổi chậm nhưng vẫn trên mức lũ lịch sử. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,50m, trên BĐ3 1,30m vào tối nay (10/9); tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 20,30m, dưới BĐ3 0,20m, vào đêm nay (10/9);

- Lũ trên sông Cầu có khả năng đạt đỉnh trên mức BĐ3; lũ sông Thương, sông Hoàng Long tiếp tục lên và ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh ở dưới mức BĐ2. Trong 12- 24 giờ tiếp theo: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái biến đổi nhưng vẫn trên mức lũ lịch sử.

- Lũ trên sông Lô sẽ xuống chậm Lũ trên sông Thương có khả năng đạt đỉnh ở trên mức BĐ3; sông Cầu lên chậm và trên mức BĐ3. Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hoàng Long có khả năng đạt đỉnh ở trên mức BĐ3 Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên và dao động ở dưới mức BĐ2.

Cảnh báo: Trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình có khả năng lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

Cảnh báo nguy cơ ngập lụt xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 3;

Cảnh báo tác động của lũ: Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng -Thái Bình.

Thông tin vỡ đê tại Sóc Sơn, Đan Phượng là sai sự thật

Hình ảnh cập nhật tình hình ngập vùng đất bãi ngoài đê sông Hồng trên địa bàn xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Hiện nước mới ngập đến chân đê phía ngoài sông Hồng.

Hình ảnh cập nhật tình hình ngập vùng đất bãi ngoài đê sông Hồng trên địa bàn xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Hiện nước mới ngập đến chân đê phía ngoài sông Hồng.

Hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền một số tin đồn về việc vỡ đê trên địa bàn huyện Sóc Sơn và Đan Phượng (thuộc thành phố Hà Nội). Tuy nhiên, qua xác minh của Báo Nông nghiệp Việt Nam, đây là thông tin sai sự thật.

Hiện mực nước sông Hồng qua địa phận huyện Đan Phượng, nước mới dâng ngập đến chân đê. Tại một số tuyến đường khu vực ngoài bãi sông, nước đã tràn qua. Một số hộ dân phải cấp tốc đưa gia súc (lợn), gia cầm lên vị trí cao để tránh ngập. Các lực lượng chức năng đang hỗ trợ người dân đắp bao cát trên một số tuyến đường để ngăn không cho nước tràn vào.

Trước đó, vào khoảng 13h30 ngày 10/9/2024, xảy ra sự cố tràn, sạt lở, vỡ bờ bao Đầm Khoai, xóm Cầu Lai, thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn, bề rộng điểm vỡ khoảng 5-6m. Nước trong suối Cầu Lai tràn vào gây úng ngập khoảng 12ha (lúa 10ha, màu 2ha). (Báo cáo nhanh thông tin về sự cố tràn, sạt lở, vỡ bờ bao Đầm Khoai, xóm Cầu Lai, thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn tại đây).

z5816930305070_8d2e54efdee8113ae9540f6c4d01f475

Nguyên nhân sơ bộ: Do mực nước sông Công rất cao, chênh mực nước lớn dẫn đến chảy tràn qua suối Cầu Lai gây tràn bờ bao, sạt lở và vỡ bờ bao.

Công tác chỉ huy xử lý sự cố: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN xã Bắc Sơn huy động lực lượng tại chỗ xử lý giờ đầu, khoanh vùng ngập xử lý, ngăn chặn sự cố, thực hiện biện pháp cấp bách gia cố, đắp ngăn chặn bờ bao để dùng máy bơm tiêu úng. Huy động bộ đội Trung đoàn 209, sư đoàn 312 hỗ trợ giúp nhân dân tập trung thu hoạch, ứng phó sự cố kịp thời, đảm bảo an toàn.

Tạm dừng khai thác tàu SP3/4 (tuyến Hà Nội - Lào Cai)

Theo thông báo từ Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, do mưa lớn và nước lũ sông Hồng dâng cao, để đảm bảo an toàn cho hành khách và an toàn chạy tàu, ngành đường sắt tạm dừng khai thác tàu SP3/4 (tuyến Hà Nội - Lào Cai) đến hết ngày 15/9. Bên cạnh đó, tạm ngừng chạy tàu qua cầu Long Biên.

Theo đó, các tàu tuyến Hà Nội - Hải Phòng, kể từ ngày 10/9, sẽ xuất phát và kết thúc hành trình tại ga Gia Lâm cho đến khi có thông báo mới.

Yên Bái: 34 người chết do thiên tai

z5816782279551_fe34d391193248a1c01503179cd70a4c

Đây là một điểm sạt lở lớn tại khu vực trung tâm thành phố Yên Bái do mưa lớn rạng sáng ngày 10/9. Rất nhiều đất đá, cây cối sạt xuống những ngôi nhà, phía dưới là bùn đất cùng nhiều phương tiện như xe máy bị vùi lấp.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đến nay, toàn tỉnh đã có 34 người chết do thiên tai, riêng tại thành phố Yên Bái có 20 người bị chết do sạt lở. Trong đó, có gia đình tất cả thành viên đều bị vùi lấp, gây ám ảnh tang thương cả khu phố.

Tìm thấy 6 nạn nhân vụ sạt lở đất ở thôn Át Thượng (xã Minh Xuân)

Vào khoảng 2 giờ sáng ngày 10/9, tại Thôn Át Thượng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, Yên Bái xảy ra vụ sạt lở đất làm 9 người bị vùi lấp và 3 người bị thương. Nhà chức trách đã huy động gần 200 cán bộ, chiến sỹ công an, quân đội, dân quân tự vệ và người dân nỗ lực tìm kiếm người bị mất tích.

yen bai1

Đến 16h ngày 10/9 đã tìm thấy thi thể 6 nạn nhân gồm: Hoàng Thị Giang (1982); Hoàng Đức Long (2007); Hoàng Văn Giao (1947); Lộc Thị Thị (1926); Long Thị Thỏa (1985); Hoàng Văn Danh (1982).

Hiện vẫn còn 3 nạn nhân đang bị vùi lấp gồm Hoàng Văn Dược (1991); Lộc Thị Ích (1953) và Hoàng Thị Lệ (2013). Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực, tìm kiếm nạn nhân đồng thời Cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình lo hậu sự theo phong tục địa phương.

Được biết, vào khoảng 13h cùng ngày, cũng trên địa bàn xã Minh Xuân cũng xảy ra vụ sạt lở đất tại thôn Kéo Quạng khiến 1 người là bà Hoàng Thị Mừng tử vong.

Đề xuất cấp 100 tấn gạo, 20 tỉ đồng hỗ trợ Bắc Kạn

z5816777211401_0f1b5604414af752fbc9ba67ecbb6c6b

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc kiểm tra thực địa công tác khắc phục thiên tai tại huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn).

Chiều nay, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, thăm, động viên người dân tỉnh Bắc Kạn.

Tại buổi làm việc, tỉnh Bắc Kạn đề nghị Chính phủ hỗ trợ trước mắt 150 tấn lương thực, các loại nhu yếu phẩm, đồ dùng cho học sinh cho người dân vùng lũ và khoảng 5.000 lít hóa chất khử khuẩn. Đề xuất Chính phủ hỗ trợ 160 tỉ đồng để tỉnh khắc phục các công trình giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng thiết yếu khác bị tàn phá do mưa lũ những ngày qua.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tỉnh Bắc Kạn làm lại nhà cho những hộ bị sập hoàn toàn, sửa lại ngay với những hộ có nhà cửa bị hư hỏng. Lãnh đạo Chính phủ cho biết, sẽ đề xuất Thủ tướng cấp ngay trước mắt cho Bắc Kạn 20 tỉ đồng, 100 tấn gạo để giải quyết các vấn đề cấp bách, yêu cầu Bộ Y tế cấp 5.000 lít hóa chất cũng như cử lực lượng hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn khắc phục hậu quả thiên tai.

Đề nghị Trung Quốc giảm hoặc đóng cửa xả thủy điện thượng nguồn sông Hồng

Các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã có công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, điều phối các cơ quan chức năng giảm hoặc đóng cửa xả tại các đập thủy điện ở thượng nguồn và thông báo kịp thời về thông tin cụ thể thời điểm xả lũ, thời gian và lưu lượng xả lũ.

Khẩn cấp triển khai các biện pháp bảo vệ hồ thủy điện Thác Bà

thac ba

Hiện nay mực nước thượng lưu hồ thủy điện Thác Bà đang ở mức rất cao, lưu lượng đến hồ vượt quá khả năng xả lũ thiết kế của hồ. Ảnh: Tùng Đinh.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký công điện số 91 ngày 10/9 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bí thư, Chủ tịch UBND 3 tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà.

Công điện nêu rõ, hiện nay mực nước thượng lưu hồ thủy điện Thác Bà đang ở mức rất cao, lưu lượng đến hồ vượt quá khả năng xả lũ thiết kế của hồ.

Để đảm bảo an toàn cho hồ thủy điện Thác Bà, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bí thư và Chủ tịch UBND các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương rà soát, triển khai thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà.

Bắc Kạn: Hỗ trợ khẩn cấp người dân vùng lũ

z5816690369354_64e8a20b6c758d3016c43e4193ca776d

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn Hoàng Duy Chinh động viên bà con vùng lũ. Ảnh: Ngọc Tú.

Hôm nay, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn Hoàng Duy Chinh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến động viên, chỉ đạo công tác khắc phục thiên tai tại vùng lũ xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn).

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn yêu cầu đưa người dân đến vị trí an toàn, đảm bảo đời sống người dân, chuẩn bị đầy đủ thuốc men, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Nếu tình trạng ngập lụt kéo dài cần tìm phương án an toàn để học sinh có thể đến trường.

Tại xã Nam Cường, có hàng trăm hộ bị ngập sâu trong nước, toàn bộ các tuyến đường vào xã bị cô lập. Hôm nay, nhiều đoàn thiện nguyện đã đến tiếp tế lương thực cho bà con.

Đảm bảo lương thực cho người dân vùng ngập tại thành phố Yên Bái

z5816686470274_201195210a5ec9d7dc7b8b9ff8f993ac

Ảnh: Hùng Khang.

Hiện nay các phường Hồng Hà, xã Văn Quán, Tuần Quán vẫn còn ngập sâu. Cơ quan chức năng dự tính trong nhiều ngày tới nước mới rút. Ghi nhận có rất nhiều đoàn thiện nguyện từ các tỉnh, thành chia sẻ những phần quà đến người dân vùng lũ. Từ sáng nay, lượng mưa đã bắt đầu giảm.

Kazakhstan ủng hộ Việt Nam 100.000 USD khắc phục hậu quả bão lũ

Thông tin từ Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), trong buổi họp chiều 10/9 với ông Kanat Tumysh - Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam, phía bạn đã thông báo sẽ hỗ trợ 100.000 USD để khắc phục hậu quả thiên tai.

Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã gửi thư chia buồn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và nhân dân Việt Nam vì những hậu quả bão Yagi để lại.

Trước đó, Bộ NN-PTNT phát thông báo kêu gọi cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi cho các địa phương bị ảnh hưởng do bão số 3. Theo thư của Bộ NN-PTNT, các cộng đồng tại khu vực bị ảnh hưởng đang khẩn thiết cần sự giúp đỡ của chính quyền, các tổ chức và cá nhân.

Bộ NN-PTNT cam kết chia sẻ thông tin cập nhật, kết nối các nhà tài trợ tới chính quyền địa phương tại các tỉnh bị ảnh hưởng. Mục tiêu nhằm hỗ trợ các tổ chức triển khai các hoạt động cứu trợ khẩn cấp và phục hồi sau thiên tai, giúp người dân vượt qua nghịch cảnh và ổn định cuộc sống.

Cao Bằng: Vẫn còn 33 người mất tích

z5816622924273_9a3166d3982531eae6eb34f552426b5e

Việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn do khối lượng đất đá sạt lở lớn, nước suối vẫn chảy xiết. Ảnh: Báo Cao Bằng.

Thông tin từ Sở chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng (đặt tại huyện Nguyên Bình) cho biết, đến chiều ngày 10/9, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 5 thi thể nạn nhân, như vậy tổng số người thiệt mạng trong các vụ sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình là 22 người. Ngoài ra có 12 người bị thương, hiện còn 33 người đang mất tích, lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.

Tuy nhiên, việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn do khối lượng đất đá sạt lở lớn, nước suối vẫn chảy xiết, phương tiện, máy móc hỗ trợ tìm kiếm chưa tiếp cận được 2 điểm xóm Lùng Lỳ (xã Ca Thành) và xóm Lũng Súng (xã Yên Lạc).

z5816796539044_0b10a7e28c5d6293824a423ca48bdf06

Lực lượng chức năng đưa người dân ra khỏi vùng bị ngập lụt. Ảnh: Hồng Nhân.

Tối 9/9, tại phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên, 1 người phụ nữ cùng 2 cháu nhỏ đã tự sử dụng thuyền nhỏ của gia đình di chuyển từ khu dân cư bị ngập lụt ra phía bên ngoài. Tuy nhiên cả 3 người đều không có áo phao, do nước chảy xiết nên chiếc thuyền đã bị lật.

Khi phát hiện vụ việc, lực lượng cứu hộ đã kịp thời sơ cứu và tìm kiếm các nạn nhân. Một cháu được cứu sống, còn một cháu mất tích, người phụ nữ đã tử vong do ngạt nước. Đến 14 giờ chiều nay (10/9), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể bé trai 5 tuổi bị mất tích.

Cấm phương tiện, người qua cầu Long Biên

z5816381331184_e3b9d36b2a862f28b8e2f79188af5c41

Ảnh: Tùng Đinh.

Do tình hình mưa, lũ phức tạp, cơ quan chức năng đã tạm cấm cầu Long Biên. Theo một số lực lượng có mặt tại đầu cầu phía nội thành, việc cấm cầu thực hiện từ 15h ngày 10/9, thời gian hoạt động trở lại phụ thuộc tình hình thực tế.

Cũng với đó, thành phố có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các phương tiện vận tải vận chuyển, giải phóng hàng hóa đường sắt từ ga Thường Tín đến ga Giáp Bát do ảnh hưởng ngập nước tại ga Giáp Bát và tuyến đường sắt vành đai Bắc Hồng - Văn Điển.

Theo ghi nhận của phóng viên Tùng Đinh, khu vực cầu Long Biên đã mưa nặng hạt trở lại.

Cầu Long Biên (tên cũ là cầu (Pont de) Paul Doumer) là cây cầu thuộc đoạn đường quốc lộ 1 cũ bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội, thay thế cho bến đò Ngọc Lâm cũ từ thời phong kiến. Chiếc cầu được xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé, và được sử dụng vào năm 1903. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: 1899 - 1902 - Daydé & Pillé - Paris.

Cầu dài 2.290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.

Người dân Yên Bái bất lực nhìn nước cuốn nhà cửa, gia súc

z5816322588304_edeaa5c35e52cdf3fb5da7fcb20f9bfb

Nước ngập tới tận nóc nhà tại thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái. Ảnh: Hùng Khang.

Người dân tại thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái kêu cứu Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vì nước ngập, cuốn trôi hết nhà cửa, gia súc. Nhìn hơn 200 con lợn gần đến ngày xuất chuồng trôi dạt, bà Lương Thị Thắm chỉ biết bật khóc: “Nhà cửa, bàn thờ, di ảnh, chuồng trại mất trắng chỉ trong một đêm”. Hiện tại, công an, dân quân tự vệ đang giúp người dân tìm kiếm những con lợn còn lại sau mưa lũ.

z5816323293164_e02f92594e2f1e94a26fde4015a1b9ce

Bà Lương Thị Thắm bật khóc, bất lực nhìn nước cuốn trôi mọi thứ. Ảnh: Hùng Khang.

z5816322494026_3e264dd683c59a4f9fc0445f9e23d26d

Theo thông tin của Công ty TNHH Bắc Hưng Hải, lúc 15h30 chiều nay, mực nước tại cống Cầu Xe đạt gần 2,6m. Hoạt động tiêu úng qua cống thực hiện bình thường. Từ ngày 8/9 đến 7h ngày 10/9, chân triều ở mức cao trung bình 1,36m, đỉnh triều trung bình đạt 1,9m. Cống Cầu Xe vận hành 24/24, với tổng lượng tiêu hơn 50 triệu m3.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị kiểm tra tình hình khắc phục thiên tai tại Mộc Châu

Ngày 10/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã đến kiểm tra tình hình khắc phục thiên tai tại huyện Mộc Châu. UBND tỉnh Sơn La cho biết, ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây ra ngập úng, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, làm 1 người chết, thiệt hại 781 nhà ở, 8 trường học bị ảnh hưởng, 1 cầu qua suối bị xói mòn móng trụ chân cầu, làm hư hại hơn 270ha lúa, 58ha rau màu, 552ha cây hàng năm; 9ha cây ăn quả… một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập nước... Tổng thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng.

Nhập chú thích ảnh

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị kiểm tra thiệt hại do bão số 3 ở Sơn La.

Với phương châm “4 tại chỗ”, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La đã chỉ đạo, huy động các lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả thiên tai; rà soát di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét; bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ dân; nhanh chóng ổn định cuộc sống nhân dân, khôi phục sản xuất.

Phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Sơn La, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị ghi nhận nỗ lực, kịp thời của tỉnh trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, đề nghị Sơn La tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Tiếp tục rà soát thống kê những điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai, đề ra các giải pháp để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai. Chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân khôi phục sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống.

Trước đó, Đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình khắc phục thiên tai tại xã Hua Păng và thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu.

Cứu hộ thành công bé gái 14 tuổi trong vụ sạt lở đất ở Hoàng Su Phì

UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) thông tin, lực lượng chức năng đã cứu hộ thành công bé gái 14 tuổi bị thương trong vụ sạt lở đất tại xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì vào khoảng 15h ngày 9/9. Hiện tại, các lực lượng vẫn đang tích cực tìm kiếm một cháu bé 6 tháng tuổi còn mất tích.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang đã trải qua nhiều ngày mưa lớn, gây lũ lụt và sạt lở nghiêm trọng. Tại xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì, trận sạt lở vào ngày 9/9 đã khiến 5 ngôi nhà bị sập, làm một bé gái bị thương và một bé 6 tháng tuổi mất tích.

Nạn nhân bị thương là bé Xin Thị Hoài, sinh năm 2010, trú tại thôn Dì Thàng, xã Bản Nhùng. Bé gái mất tích là Cẩu Thị Thúy Ánh, 6 tháng tuổi, con của anh Xin Văn Hồng và chị Cẩu Thị Xinh, đều trú tại thôn Dì Thàng.

Ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai lực lượng cứu hộ, đưa bé Hoài đi cấp cứu tại trạm y tế xã. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tiếp cận hiện trường để tìm kiếm bé Ánh.

Theo báo cáo từ UBND huyện Hoàng Su Phì, mưa lớn từ ngày 8/9 đến 10/9 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến nhiều tuyến giao thông quan trọng trong khu vực. Tính đến 8h ngày 10/9, ngoài 5 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, nhiều tài sản, hoa màu, và cơ sở hạ tầng khác cũng bị hư hỏng. Chính quyền địa phương đã phải sơ tán khẩn cấp 7 hộ gia đình, với tổng số 73 hộ bị ảnh hưởng.

Thống kê mới nhất thiệt hại về người do bão số 3 gây ra

Tính đến 13h00 ngày 10/9/2024, thiệt hại về người do bão số 3 gây ra như sau: 146 người chết, mất tích (82 người chết, 64 người mất tích). Cụ thể:

+ Cao Bằng: 55 người tại huyện Bảo Lạc (19 người chết, 36 người mất tích).

+ Lào Cai: 30 người (19 người chết, 11 người mất tích), gồm: Sa Pa 08, Bát Xát 10, Si Ma Cai 04, Bắc Hà 06, Văn Bàn 02.

+ Yên Bái: 28 người do sạt lở đất (22 người chết, 06 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 14, Văn Chấn 01.

+ Quảng Ninh: 09 người chết (do bão 08 người; lũ cuốn 01 người).

+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.

+ Hải Dương: 01 người chết do bão.

+ Hà Nội: 01 người chết do bão.

+ Hòa Bình: 04 người chết do sạt lở đất.

+ Lạng Sơn: 02 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.

+ Bắc Giang: 01 người chết do lũ cuốn.

+ Tuyên Quang: 02 người mất tích do lũ cuốn.

+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).

+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.

+ Phú Thọ: 08 người mất tích (sự cố sập cầu Phong Châu).

Hà Nội có thể giông lốc, mưa lớn vài giờ tới

hn

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên thời điểm trước khi bão số 3 đổ bộ. Ảnh: TTXVN.

Thời điểm 12h ngày 10/9, theo bản tin của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, vùng mây đối lưu từ Bắc Ninh, Hưng Yên và từ huyện Thạch Thất, Quốc Oai đang di chuyển về Hà Nội, khả năng trong vài giờ tới gây mưa giông cho hàng loạt quận huyện của Hà Nội.

Hà Nội: Phong tỏa khu vực lân cận tòa nhà 46 Hàng Gai - Tố Tịch

z5815800678019_3f7ee1b80032d784cdc82555d5b2b2b0

Ảnh: Tùng Đinh.

Ngôi nhà 4 tầng, số 46 Hàng Gai bị nghiêng, hướng ra mặt phố Tố Tịch, khoảng hở lớn nhất khoảng 40-50cm trên tầng 4. Hiện cơ quan chức năng đã phong tỏa khu vực lân cận, người và các vật dụng có giá trị đã được di chuyển, sơ tán ra khỏi công trình.

Cao Bằng: Tạm dừng hoạt động vận tải bằng xe ô tô

z5815701200361_4cdf82d78c56808b29ff1b34c7a3760e

Nhiều tuyến đường ở tỉnh Cao Bằng bị sạt lở rất nguy hiểm. Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp.

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng đã thông báo dừng toàn bộ hoạt động vận tải bằng xe ô tô ở một số địa phương từ ngày 9/9.

Đối với vùng cảnh báo nguy cơ lũ quét trên các sông suối nhỏ và sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún tại các huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An tạm dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng cho đến khi có thông báo mới.

Hiện nay, các tuyến vận tải hành khách theo các hướng quốc lộ đều chưa thể lưu thông. Quốc lộ 3 có nhiều điểm sạt lở và sụt lún do sông suối dâng cao.

Sạt lở 5 ngôi nhà tại Yên Bái, 3 người chết, 6 người mất tích

z5815629113195_5f0650e916988fb46a0af0d53d67e7ad

Hiện trường vụ sạt lở khiến 3 người chết, 6 người mất tích tại Yên Bái. Ảnh: Thanh Tiến.

Khoảng 2 giờ sáng ngày 10/9, một vụ sạt lở đất xảy ra ở thôn Át Thượng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên (Yên Bái) làm sập đổ hoàn toàn 5 ngôi nhà. Thời điểm này trong 5 ngôi nhà có tất cả 12 người thì 3 người đã được người dân cứu thoát ngay lúc đó.

Do sự việc xảy ra trong đêm, không có điện nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, gần 1 nửa ngọn núi ập xuống với khối lượng đất đá sạt lở ước tính khoảng 2.000-3.000m3, toàn bộ 5 ngôi nhà bị vùi lấp hoặc đẩy trôi, phần đất đá lở xuống đã vùi lấp một diện tích khoảng trên 1ha.

Ngay khi sự việc xảy ra, xã Minh Xuân và huyện Lục Yên đã nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗ ứng cứu, tổ chức đào bới tìm kiếm những người còn mắc kẹt. Tính đến 11 giờ trưa ngày 10/9, đã tìm kiếm được 3 thi thể và giao cho gia đình lo hậu sự, còn 6 người mất tích, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm.

Sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đã tới thăm hỏi các gia đình bị nạn, kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.

Đóng 1 cửa xả đáy tại Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Tuyên Quang

Bộ NN-PTNT vừa có công điện hỏa tốc gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình, Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang. Công điện yêu cầu đóng 1 cửa xả đáy Thủy điện Hòa Bình và đóng tiếp 1 cửa xả đáy Thủy điện Tuyên Quang cùng vào lúc 12h ngày 10/9.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bị ngập sâu

z5815657539015_462595af9835a79cc64fe4a870afd122

Ngập trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Do mưa kéo dài, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bị ngập sâu, Đội Cảnh sát giao thông số 14, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) phối hợp Đội cao tốc số 3 tổ chức cấm đường ngay đầu vào cao tốc, hướng dẫn cho các phương tiện đi theo tuyến quốc lộ 1A về phía Nam.

Cứu hộ 3 công nhân đang mắc kẹt giữa sông Chảy

yen bai

Tại buổi làm việc với tỉnh Yên Bái, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Quân khu II đề nghị Bộ Quốc phòng và phương tiện hiện có để hỗ trợ các địa phương của Yên Bái; giao cho Bộ trưởng Bộ TN-MT phụ trách địa bàn TP Yên Bái, cần thiết cứu hộ 3 công nhân đang mắc kẹt giữa sông Chảy trên địa bàn huyện Lục Yên. Giao cho đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách huyện Yên Bình, hỗ trợ việc di dời các hộ dân những vùng xung yếu.

Thái Nguyên không chủ động kêu gọi hay cầu cứu trên mạng xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng trong cuộc họp sáng 10/9 bàn về công tác phòng, chống thiên tai, mưa bão, lũ lụt tại tỉnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng trong cuộc họp sáng 10/9 bàn về công tác phòng, chống thiên tai, mưa bão, lũ lụt tại tỉnh. Ảnh: Trung Hiếu.

Sáng 10/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, mưa bão, lũ lụt tại Thái Nguyên.

Thông tin tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng chia sẻ về những vấn đề về công tác thông tin tuyên truyền trong những ngày qua. Theo đó, đã xuất hiện nhiều trường hợp lên mạng xã hội kêu cứu, xuất hiện nhiều thông tin thất thiệt, có những số điện thoại ở tận Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nội nhưng lại kêu cứu ở Thái Nguyên.

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng cho biết, do trong tình hình bão lũ phức tạp nên đường truyền viễn thông bị ảnh hưởng, dẫn đến việc công tác kiểm tra thông tin gặp khó khăn, tỉnh Thái Nguyên không chủ động kêu gọi hay cầu cứu trên mạng xã hội.

Thông tin thêm về tình hình lũ lụt, Bí thư Trịnh Việt Hùng cho hay, hiện nay đỉnh lũ trên sông Cầu đã hạ dần, dự kiến khoảng 3-6 tiếng nữa lũ sẽ xuống dưới mức báo động 3.

"Ngay sau đó, Thái Nguyên sẽ họp Ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng kế hoạch khắc phục, củng cố những tuyến đường giao thông và hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai", Bí thư Trịnh Việt Hùng nhấn mạnh. 

Lũ sông đã tràn các tuyến đê trên địa bàn huyện Hạ Hòa (Phú Thọ)

mua bao phu tho

Nước ngập tại trung tâm thị trấn Hạ Hòa. Ảnh: Duy Học.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ngày 10/9, mực nước sông Hồng tại huyện Hạ Hòa lên trên mức báo động 3 là 2,18m (mức 28,18m). Lũ sông đã tràn các tuyến đê trên địa bàn huyện (Quốc lộ 32C, Quốc lộ 2D, đê bao Đồng Phạm, Đê bối Liên Phương…).

Tính đến 9 giờ 30 phút ngày 10/9/2024, lũ sông đã gây thiệt hại trên địa bàn huyện Hạ Hòa, cụ thể khiến 1 người chết do sạt lở đất; 1 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 3.309 hộ có nguy cơ phải phải di dời; 1.980 hộ đã thực hiện di dời.

Diện tích lúa bị thiệt hại 328,6ha; diện tích rau, màu bị thiệt hại 159,9ha; diện tích chuối bị thiệt hại 55,5ha; diện tích rừng bị thiệt hại 70,3ha; diện tích thủy sản bị thiệt hại 7,02ha.

Xã Hiền Lương, Phú Thọ đã di dời hơn 200 hộ

z5815625376052_82c3ae14acf3165cfbab04315b467ffe

Lực lượng công an giúp nhân dân di dời tránh lũ. Ảnh: Công an huyện Hạ Hòa.

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hạ Hòa, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ thông tin, "trước mưa lũ, một số điểm trên Quốc lộ 32C xảy ra hiện tượng tràn nước. Tại những chỗ ngập úng, chúng tôi đã tổ chức di dời các hộ dân. Hiện nay, chúng tôi vẫn tiếp tục công tác di dời các hộ dân bị ảnh hưởng hoặc đang bị có nguy cơ ảnh hưởng. Con số chính xác hiện đang được cập nhật. Riêng xã Hiền Lương đã di dời hơn 200 hộ và tiếp tục sẽ di dời".

Bắc Kạn: Mực nước đầu nguồn sông Cầu đã giảm

z5815546548040_88f686e48a4a3f4ab65e51acf373c3f3

Những ngôi nhà chìm trong biển nước ở xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Ảnh: Ngọc Tú.

Thống kê sơ bộ, tại tỉnh Bắc Kạn, mưa lũ những ngày qua đã làm gần 1.300 ngôi nhà bị tốc mái, sạt lở, ngập nước. Hơn 1.300ha cây trồng, thủy sản bị nước lũ nhấm chìm trong nước. Mưa lũ cũng làm hư hỏng 133 chuồng trại chăn nuôi.

Tại Bắc Kạn, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng, trên các tuyến quốc lộ, khối lượng sạt lở ước tính 2.700m3, nhiều tuyến tỉnh lộ ngập sâu trong nước. Mưa lũ nhiều ngày qua cũng làm 45 công trình thủy lợi bị sạt lở, vùi lấp, sói lở đập, sân tiêu năng.

Hiện mực nước đầu nguồn sông Cầu đã giảm, một số nơi đã ngớt mưa, lực lượng chức năng và người dân đang tích cực khắc phục hậu quả thiên tai.

Ninh Bình: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra kèm các thiên tai khác

z5815541122170_4588b3e94101240ea5fb7f6d354fe234

Nước sông Hoàng Long đoạn chảy qua huyện Gia Viễn đang lên cao. Ảnh: Quốc Toản.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Ninh Bình, dự báo, trong 12-24 giờ tới, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế đang lên. Vào 6h sáng 10/9, mực nước tại Bến Đế đạt 3,5m, báo động 2. Đỉnh lũ có khả năng lên mức báo động 3 (báo động 3: 4m) vào 13 giờ ngày 10/9/2024.

Với mực nước nêu trên, các cơ quan dự báo đã cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm như: Mực nước sông lên cao kết hợp với mưa lớn cục bộ, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt vùng bãi ven sông, vùng trũng thấp trên địa bàn các xã thuộc huyện Nho Quan, Gia Viễn, thành phố Ninh Bình; lũ quét, sạt lở đất đá ở vùng đồi núi, sườn dốc, các xã thuộc huyện Nho Quan, Hoa Lư, thành phố Tam Điệp.

Thủ tướng đến thăm vùng bị cô lập tại Bắc Giang

z5815529461870_1652907e1bb02d7f754c422d29770606

Ảnh: VGP.

Sáng 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên người dân và các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại xã Vân Hà, thị xã Việt Yên. Đây là xã nằm ven sông Cầu, có khoảng 2.500 hộ với khoảng 9.000 dân, đang bị chia cắt.

Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan triển khai quyết liệt công tác ứng phó thiên tai; rà soát kỹ, chủ động sơ tán, di dời dân cư khỏi khu vực mất an toàn, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực có nguy cơ sạt lở.

Dừng chạy tàu hỏa qua cầu Long Biên - Hà Nội

cau long bien

Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội quyết định dừng chạy tàu qua cầu Long Biên. Ảnh: Kiên Trung.

Ông Đỗ Văn Hoan - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội - thông tin với báo chí, Công ty vừa quyết định dừng chạy tàu qua cầu Long Biên do mực nước sông Hồng qua cầu dâng cao, chảy xiết, uy hiếp an toàn.

Hôm nay (10/9), các chuyến tàu khách từ Hà Nội - Hải Phòng xuất phát (qua cầu Long Biên) sẽ trả khách tại ga Gia Lâm. Cùng với đó, toàn bộ tàu hàng từ phía Bắc (từ Lào Cai) về Hà Nội sẽ tạm dừng do không chạy được qua cầu Long Biên và đường vành đai (Hà Đông - Văn Điển).

"Hiện đường sắt khu vực Hà Nội ngập nặng. Giáp Bát không thể tổ chức xếp dỡ hàng hóa. Tuyến vành đai Bắc Hồng - Văn Điển không thể chạy tàu nên không đưa hàng giữa các ga Đông Anh, Yên Viên và ga Giáp Bát", ông Hoan cho hay.

Thiệt hại gần 185.000ha cây trồng, 680.000 vật nuôi, 1.600 lồng bè

Trưa 10/7, theo báo cáo nhanh của Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, khoảng 148.170ha lúa đã bị ngập úng, trong đó: Hải Phòng (25.780ha), Thái Bình (11.000ha), Hà Nội (15.563ha), Hưng Yên (12.119ha), Hải Dương (18.500ha), Hà Nam (7.928ha) và Bắc Giang (14.933ha).

Bão Yagi còn làm ngập úng 25.649 ha hoa màu, với thiệt hại tập trung tại các tỉnh Hải Phòng (2.614ha), Nam Định (509ha), Thái Bình (3.345ha), và Hà Nội (1.205ha). Một số tỉnh khác như Bắc Ninh (2.321 ha), Hải Dương (3.000ha) và Hoà Bình (5.914ha).

Cây ăn quả có hơn 11.000ha bị hư hại. Trong đó, Hải Phòng và Thái Bình là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất, với 2.550ha và 1.385ha cây ăn quả bị hư hại, cùng với các tỉnh như Hưng Yên và Hải Dương cũng chịu thiệt hại nghiêm trọng.

z5815496789333_ada1d27665c0249d8cbfe82dacd8c315

Các vùng trồng chuối tại các tỉnh phía Bắc đã bị thiệt hại nặng do bão số 3. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đối với thủy sản, 1.577 lồng bè nuôi trồng bị hư hỏng hoặc cuốn trôi. Quảng Ninh và Hải Dương là hai tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với số lượng lồng bè bị thiệt hại lần lượt là 1.000 và 300 lồng bè.

Đối với chăn nuôi, bão khiến hơn 1.100 con gia súc và gần 679.000 con gia cầm bị chết. Hải Dương và Hải Phòng là hai tỉnh chịu thiệt hại lớn nhất, với số lượng gia cầm bị chết lần lượt là 320.000 và 345.610 con.

Cần xác lập cấp độ cao hơn “4 tại chỗ” cho Yên Bái

Trực tiếp kiểm tra tình hình phòng chống thiên tại tại tỉnh Yên Bái, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, cần xác lập cấp độ cao hơn phương châm “4 tại chỗ” để có biện pháp ứng phó.

z5815189953818_91cf6f43801950186a409c6806bcac8f

Bộ trưởng Lê Minh Hoan họp tại Yên Bái.

Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Yên Bái, tính đến sáng 10/9, bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề đối với tỉnh Yên Bái, khiến 7 người bị chết, 2 người mất tích, thiệt hại khoảng 14.000 ngôi nhà.

Trực tiếp chỉ đạo ứng phó tại Yên Bái, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Yên Bái và một số địa phương đang cần sự chi viện đặc biệt lớn về nhân lực, thiết bị, lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm… Đặc biệt cần phải có kịch bản trong tình huống khẩn cấp nhất, kể cả vùng hạ du để có thể chủ động ứng phó.

“Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, nếu chỉ trông cậy vào lực lượng tại chỗ từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh sẽ rất khó khăn nếu mưa lũ kéo dài. Không thể căng hết sức mình xử lý tất cả các tình huống được. Thực tế lực lượng Quân khu 2 cũng đã được huy động tham gia cùng với địa phương để ứng phó, tuy nhiên cần giải pháp và hành động đặc biệt để lực lượng quân đội, công an tập trung vào những nhiệm vụ cấp bách nhất. Chúng tôi cũng đã tính đến phương án hiệu triệu lực lượng tình nguyện, tuy nhiên đặc thù của thiên tai cần lực lượng chuyên nghiệp, nhất là quân đội và công an”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Cao Bằng lập sở chỉ huy tiền phương để cứu nạn nhân sạt lở đất

z5815421127483_d31688f4143a7ac65d6dc671b8393ef9

Ảnh: Báo Cao Bằng.

Thông tin từ Đoàn ứng cứu sự cố thiên tai sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình cho biết, tỉnh Cao Bằng đã lập Sở chỉ huy của tỉnh tại huyện Nguyên Bình để tìm kiếm, ứng cứu nạn nhân đang mất tích. Sở chỉ huy do ông Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng làm tổng chỉ huy các lực lượng tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương.

Tỉnh Cao Bằng đã đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 1; Công an tỉnh Cao Bằng tăng cường, cử thêm lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu các nạn nhân. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bây giờ là thông tuyến đường giao thông, tiếp cận hiện trường, cứu chữa người bị thương, tìm kiếm, cứu nạn người mất tích.

Đến thời điểm này, sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình làm 19 người tử vong, 8 người bị thương, khoảng 14 người mất tích.

Nước sông Hồng dâng cao 3m, sắp chạm mố cầu Long Biên

10h sáng 10/9, nước sông Hồng tại khu vực chân cầu Long Biên dâng cao, chạm mức báo động 2. Theo ghi nhận của PV, lượng phương tiện lưu thông trên cầu sáng nay thưa thớt hơn mọi ngày. Nước sông dâng cao ngập gần các mố cầu Long Biên.

Nhập chú thích ảnh

Người dân thấy lạ với cảnh nước sông Hồng dâng rất cao.

Tại 5 trụ đập chắn bảo vệ mố cầu Long Biên, nước xoáy rất mạnh tạo thành các lỗ hút. Nước lũ từ thượng nguồn đưa về nhiều cây cối, rác sau lu, bị dồn ứ lại các cột trụ chắn thành những búi khổng lồ. Toàn bộ khu vực bãi giữa chìm trong nước, chỉ còn những ngọn cây nổi trên mặt nước.

Rất nhiều người dân dừng lại trên cầu xem nước sông dâng cao. Lực lượng bảo vệ cầu Long Biên đã có mặt yêu cầu người dân di chuyển để đảm bảo an toàn.

z5815399688322_8e49fcd0b49e3dc2fab2ba765be08f72

Nước sông Hồng dâng cao tại trụ cầu Long Biên.

Một nhân viên bảo vệ cầu Long Biên cho biết, nước sông Hồng hiện đã dâng cao 3m, chạm mức báo động 2. Hiện tại, các trụ cầu Long Biên còn cách mặt sông khoảng trên 1m. Ông Nguyễn Văn Hùng (người dân phường Ngọc Lâm sinh sống gần cầu Long Biên) cho biết: “Trong vài chục năm qua, chưa bao giờ cầu Long Biên chạm mực nước sông Hồng gần như vậy”.

Đường qua nghĩa trang Văn Điển ngập sâu

Quốc lộ 70 đường Phan Trọng Tuệ (huyện Thanh Trì, Hà Nội), đoạn qua nghĩa trang Văn Điển đang bị ngập nhiều chỗ, nước ở các kênh gần xấp xỉ với nền đường. Giao thông nhiều chỗ ùn ứ.

z5815377997444_45d6ed359b648cb3f4eb16e41b651e4d

Quất đào ngập sâu trong nước, người dân Tứ Liên mất trắng

Theo ghi nhận của PV, do ảnh hưởng của nước sông Hồng dâng cao, khu vực vườn quất đào thuộc phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội đang chìm trong biển nước. Theo bà Hoàng Thị Sửu, hiện nay khu vườn gia đình ngập 2/3, đang gấp rút di dời quất để vớt vát phần nào hay phần ấy. Còn diện tích vườn đào ngập cao hơn 1m, nếu tình trạng ngập úng thêm 2 ngày nữa thì coi như mất trắng. Tổng thiệt hại của bà Sửu ước tính hơn 100 triệu đồng.

z5815326293628_3d5b4c0f37d8bce53ccccf8450940b74

10h20

104 người chết và mất tích

Trưa 10/9, báo cáo nhanh của Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết, thiên tai đã khiến 104 người chết, mất tích (65 người chết, 39 người mất tích), trong đó: Cao Bằng có 33 người (17 người chết, 16 người mất tích). Lào Cai 30 người (19 người chết, 11 người mất tích gồm: Sa Pa 8, Bát Xát 10, Si Ma Cai 4, Bắc Hà 6, Văn Bàn 2); Quảng Ninh 9 người chết (do bão 8 người; lũ cuốn 1 người); Hải Phòng 2 người chết do bão; Hòa Bình có 4 người chết do sạt lở đất; Yên Bái 7 người chết, 2 người mất tích do sạt lở đất; Phú Thọ có 8 người mất tích do sự cố sập cầu Phong Châu…

Đến thời điểm hiện tại đã có 752 người bị thương, 85 tàu thuyền các loại bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh. 148.632ha lúa, 26.186ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại, 11.038ha cây ăn quả bị hư hại, 1.577 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi, 1.111 con gia súc, 680.243 con gia cầm bị chết…

Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 48.337 nhà ở bị hư hỏng.

Phân luồng qua huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) ảnh hưởng đến giao thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa, lũ mực nước sông Hồng lên cao gây ngập tại một số tuyến đường trên địa bàn huyện Hạ Hòa, các phương tiện giao thông không lưu thông được.

Cụ thể: Tuyến Quốc lộ 32C ngập từ km 76+600 đến km76+800, thuộc xã Hiền Lương; Quốc lộ 2D ngập tại km 67 thuộc thị trấn Hạ Hòa và km 90 thuộc xã Đan Thượng; Quốc lộ 70B ngập tại km 25 và đường vào nút giao IC11 thuộc xã Vô Tranh.

Người dân trên địa bàn huyện Hạ Hoà hoặc qua huyện Hạ Hòa đi Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội có thể lựa chọn các tuyến đường sau:

Tuyến thứ nhất: Huyện Hạ Hòa → đi huyện Cẩm Khê → nút giao IC10 (cao tốc Nội Bài - Lào Cai) → lên cao tốc Nội Bài - Lào Cai → đi Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Nội và ngược lại.

Tuyến thứ hai: Huyện Hạ Hòa → đi Quốc lộ 70B → đi huyện Đoan Hùng → đi Quốc lộ 70 → đi Yên Bái, Lào Cai và ngược lại.

Hà Nội ra lệnh Lệnh báo động lũ cấp I

Căn cứ vào mực nước sông Hồng tại An Cảnh hồi 9h ngày 10/9 là 7,23m (mực nước báo động I là 7,2m), Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội ban hành Lệnh báo động lũ cấp I trên sông Hồng tại các xã ven đê thuộc huyện Thường Tín, Phú Xuyên.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, các cấp cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có báo động I.

z5815134514589_66b949c407fb9b190d91ce9e776af641

Nước sông Hồng dâng khiến vùng trồng đào quất Nhật Tân (Hà Nội) bị ngập. Ảnh: Đức Minh.

Tại huyện Thạch Thất, đến 6h00 ngày 10/9, trên địa bàn xã Cần Kiệm sông Tích dâng làm ngập 27 hộ với 90 nhân khẩu khu vực ngoài đê, trong đó: 9 hộ bị ngập đến nền nhà, 18 hộ ngập đến sân; xã Lại Thượng có 17 hộ với 67 nhân khẩu xóm Đò, xóm Bến thôn Lại Thượng bị ngập đường giao thông ngõ xóm. Các hộ dân đã chủ động kê kích tài sản, đồ đạc và khắc phục sinh hoạt, hiện tại chưa có hộ dân nào phải di dời; xã Phú Kim bị ngập 58 hộ với 244 nhân khẩu, trong đó: 14 hộ bị ngập đến nền nhà, 26 hộ bị ngập đến sân; 18 hộ bị ngập vườn; đã di chuyển đi nơi khác 03 hộ =12 nhân khẩu bị ngập đến nền nhà.

Lũ cuốn ô tô xuống suối, một quân nhân Binh chủng Công binh tử vong

Ngày 10/9, thông tin từ xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cho biết, mưa lớn trong đêm qua đã cuốn trôi ô tô con xuống suối khi đi qua ngầm tràn trên địa bàn. Hậu quả khiến một quân nhân tử vong.

z5815145912612_53561122613710c361486cdde93680d4

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 1h15 sáng 10/9, tại khu vực cầu ngầm thuộc thôn Tiên Hội, xã Cao Dương, người dân phát hiện một xe ô tô con 4 chỗ, biển số 30G-08X.XX, mất lái và lao xuống suối khi qua ngầm tràn. Lực lượng Công an xã Cao Dương đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành để tổ chức tìm kiếm và cứu hộ.

Đến khoảng 5h cùng ngày, xe ô tô đã được trục vớt và lái xe được xác định đã tử vong. Nạn nhân được xác định là Trần Xuân T. (SN 1987), quân nhân thuộc Lữ đoàn Công binh hỗn hợp 279, Binh chủng Công binh, hiện đang đóng quân tại xóm Tiên Hội, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Công an xã Cao Dương đã báo cáo vụ việc cho Cơ quan điều tra Binh chủng Công binh để tiến hành điều tra và giải quyết theo thẩm quyền.

Thành phố Lào Cai di dời khẩn cấp 15 hộ dân

Rạng sáng 10/9, 15 hộ dân phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai) phải rời nhà khẩn cấp bởi sạt lở từ taluy dương, phía sau trường THPT Chuyên Lào Cai.

Nhập chú thích ảnh

Theo người dân, hơn 3h sáng, các gia đình sinh sống ở dọc đường Lê Thanh, thuộc tổ dân phố 17 và 18 bất chợt tỉnh giấc bởi tiếng sạt lở sau nhà. Tường phía sau của một số hộ dân có dấu hiệu đổ sập, kè bê tông lao vào trong nhà. Rất may không có thương vong về người.

Bà Bùi Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai) xác nhận thông tin trên và cho hay điểm sạt lở phía sau trường THPT Chuyên Lào Cai dài trên 50m gây ảnh hưởng đến 15 hộ dân thuộc phường này. Sự việc xảy ra trong đêm tuy nhiên may mắn không có ai bị thương. Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng đã được huy động đến căng dây, cắm biển báo nguy hiểm, đồng thời di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.

"Cùng với lực lượng tại chỗ, còn có lực lượng cơ động của tỉnh Lào Cai và nhân dân khoảng 300 người đã được huy động để di chuyển tài sản người dân bị ảnh hưởng do sạt lở đến nhà văn hóa phường và Chi cục Thống kê thành phố. Một số người dân đã tự bố trí chỗ ở tại nhà người thân. Trường hợp không tự lo được chỗ ăn nghỉ thì được bố trí ở tại nhà văn hóa cho đến khi khắc phục xong hậu quả", bà Hương nhấn mạnh.

Hơn 8.400ha lúa, rau màu của Hà Nam bị ảnh hưởng

Tại tỉnh Hà Nam, theo báo cáo sơ bộ của Phòng NN-PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố, đến ngày 9/9: Lúa trà sớm đang ở giai đoạn chín sáp - đỏ đuôi- thu hoạch; diện tích lúa đã trỗ xong là hơn 24.300ha, diện tích lúa đã thu hoạch 272ha. Diện tích lúa chưa trỗ là 3.880ha, chủ yếu tại Bình Lục và Thanh Liêm. Đối với cây rau màu, diện tích đã thu hoạch 911ha chiếm 25,2% diện tích.

Do ảnh hưởng của bão số 3, tổng diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả bị ảnh hưởng là 8.433ha, trong đó lúa 7.798ha, cây rau màu 432 ha, cây ăn quả 203 ha.

z5815103942428_833ee2acfd759fbe36483622e5a4b91d

Nhiều diện tích lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Ảnh: Nguyễn Huy/Báo Hà Nam.

Tại tỉnh Cao Bằng, tình hình sạt lở đất diễn ra nghiêm trọng, đặc biệt tại huyện Nguyên Bình. Sạt lở đã gậy thiệt hại nghiêm trọng về người. Giao thông đến các khu vực bị ảnh hưởng đã bị cắt đứt, làm cho các nỗ lực cứu hộ gặp khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều ngôi nhà đã bị thiệt hại và hàng trăm ha hoa màu bị ảnh hưởng. Ghi nhận của phóng viên Ngọc Tú:

 

Sau hơn 10 năm, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang bị ngập úng

z5815009351092_782543c5634ea2f653404269d4a239ee

Mưa lớn ở khu vực thượng nguồn và việc thủy điện Tuyên Quang liên tiếp mở 8 cửa xả đáy khiến nhiều tuyến phố trên địa bàn thành phố Tuyên Quang như Chiến Thắng Sông Lô, Nguyễn Văn Cừ, 17/8 bị ngập sâu trong nước.

Khu vực quảng trường Nguyễn Tất Thành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hệ thống khung sân khấu, khung các gian hàng chuẩn bị cho Hội chợ thương mại và Lễ hội Thành Tuyên bị nước gây ngập úng, không thể tháo dỡ.

Ngoài thành phố Tuyên Quang thì trung tâm thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, thị trấn Vĩnh Lộc cũng bị ngập úng từ tối qua ngày 9/9.

Ghi nhận tại 9h sáng 10/9 trên đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, nước lũ dâng cao tràn vào đường giao thông. Lực lượng chức năng đã lập chốt, cấm đường và chỉ dẫn người dân di chuyển theo tuyến đường khác.

Do lượng nước từ thượng nguồn đổ về còn lớn cùng với cơn mưa sáng nay khiến nhiều tuyến phố, khu dân cư tại khu vực TP Thái Nguyên vẫn ngập sâu trong nước.  Lực lượng cứu hộ huy động tối đa lượng thuyền, xuống chở lương thực, đồ dùng thiết yếu cứu trợ cho bà con vùng ngập sâu ở phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên.

z5814942940600_9a291bde51596f93f37ed5d6aa197961

Phóng viên Phạm Hiếu đang có mặt tại phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên, phản ánh:

Tại khu dân cư đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, lực lượng chức năng đã tiếp nhận lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu từ nhiều người dân để tiếp tế, cung ứng cho nhiều hộ gia đình vẫn đang bị mắc kẹt, cô lập nơi đây.

z5815094387454_0cb8885e5b3e50a2e90bfe3c9d280358

Tàu khổng lồ trôi tự do đâm vào cầu Vĩnh Phú

Thông tin từ tỉnh Phú Thọ, tại cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô nối 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hiện có 1 tàu cỡ lớn, 1 tàu cỡ vừa và 1 sà lan trôi tự do trên sông Lô sau đó tông và mắc kẹt tại cầu Vĩnh Phú.

Sơ bộ ban đầu xác định đây là loại tàu chở cát, kích thước dài khoảng vài chục mét.

z5814914604487_7f678df12478372d6c2543df1eb64a91

Hiện các lực lượng của thành phố Việt Trì đang có mặt tại hiện trường đánh giá mức độ vụ việc và tìm phương án xử lý. Thời điểm này, mực nước vẫn chảy rất siết, kéo theo phao tàu đẩy của các phương tiện đang mắc kẹt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chìm tàu, sà lan nói trên và gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng cầu Vĩnh Phú. Cơ quan chức năng cũng tạm cấm lưu thông qua cầu Vĩnh Phú để xử lý vụ việc.

Cầu Vĩnh Phú là cây cầu nối Phú Thọ và Vĩnh Phúc qua sông Lô, mới đưa vào sử dụng tháng 8/2023 với tổng mức đầu tư hơn 540 tỷ đồng. Cầu có chiều dài hơn 509m, trong đó, cầu chính dài khoảng 290m, cầu dẫn phía tỉnh Phú Thọ dài 70,75m, cầu dẫn phía tỉnh Vĩnh Phúc dài khoảng 148,8m. Cầu được thiết kế 4 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cầu chính 19m, bề rộng cầu dẫn 16,5m.

Vẫn chưa thể triển khai tìm kiếm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu do nước xiết

Sáng 10/9, tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), lực lượng chức năng bố trí 4 trại dã chiến, túc trực phục vụ công tác cứu hộ. Hiện nay, trời vẫn mưa nặng hạt, nước sông Hồng lên cao, chảy xiết. Một số thành viên lực lượng cứu hộ cho biết, do tình hình thời tiết bất thuận, công tác cứu hộ vẫn chưa thể triển khai.

 

z5814816306363_28ea66d7fd5563cc36d3006be1d3368c

Tại khu vực cầu Đen, quận Hà Đông (Hà Nội), nước sông Nhuệ dâng cao gây ngập đoạn phố Nhuệ Giang. Người dân cho biết, nước sông đã lấn sâu vào khu dân cư khoảng 50m. Hiện nước đã ngập tới đầu gối và đang có xu hướng tiếp tục dâng cao.

z5814791751746_d3d25104d054da71e7aae7977d16ebc8

Bãi Giữa trên sông Hồng ngập trắng

z5814803627718_4e0a9e488f66527864e02eff7a99337c

Một khu vực ở bãi Giữa.

Tại bãi Giữa sông Hồng (Hà Nội), nước đã lên hơn 2m. Người dân xóm ngụ cư ven sông đã gia cố, chằng dây để bè không trôi đi. Nhiều người dân giờ trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, chỉ đành cố thủ trong bè. Nhiều người không thể chạy đồ đành trơ mắt nhìn tài sản của mình trôi theo dòng nước.

Ông Tô Mai Sơn (56 tuổi) chia sẻ: “Cái chòi tạm, bây giờ không nhìn thấy nóc, nó trôi lềnh bềnh rồi. Nhà tôi có 13kg gạo, 1 hòm quần áo, 1 lán, 1,8 triệu tiền mặt trôi hết rồi...”.

Nhập chú thích ảnh

Ông Tô Mai Sơn.

Hạn chế xe qua cầu Chương Dương

Nhập chú thích ảnh

Người dân đi làm qua cầu Chương Dương sáng 10/9.

Sáng 10/9, theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, phương án được triển khai như sau:

Hướng từ Hoàn Kiếm đi Long Biên: Cấm xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ; cấm ôtô tải trên 0,5 tấn; xe buýt được chạy bình thường.Hướng từ Long Biên đi Hoàn Kiếm: cấm xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải trên 0,5 tấn; xe buýt được qua cầu.

Xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ và ôtô tải trên 0,5 tấn nếu qua cầu Chương Dương lưu thông theo các cầu Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Thời gian thực hiện từ 8h30 ngày 10/9 đến khi có thông báo thay thế.

Nước sông Hông dâng cao sát mép cầu Chương Dương, Long Biên

Ghi nhận vào lúc 8h sáng tại khu vực cầu Chương Dương, quận Long Biên, Hà Nội. Mực nước sông hồng dâng cao gần sát mặt cầu, dòng nước chảy xiết. Hiện tại, lực lượng chức năng vẫn đang túc trực để đảm bảo an toàn của người tham gia giao thông trên khu vực cầu.

Nước sông Hồng dâng cao sát mép cầu Long Biên. Xóm cửu vạn phía sau chợ Long Biên nước lũ dâng đến nửa nhà. Nhiều tài sản của người dân chìm trong biển nước.

Nhập chú thích ảnh

Tại cầu Long Biên.

Nhập chú thích ảnh

Cầu Long Biên nhìn từ xa, sáng 10/9.

Nhập chú thích ảnh

Vùng bãi ven sông Hồng thuộc địa phận quận Ba Đình ngập chìm dưới nước, sáng 10/9.

Theo ghi nhận, sáng nay, đoạn Tạ Bù (Mường La, Sơn La) sạt lở nghiêm trọng, đất đá đổ đầy ra đường, lực lượng chức năng đã căng dây để tiến hành công tác khắc phục.

z5814719242742_9f38e18c4f5390f95432d36e6b676640

Ảnh người dân cung cấp.

Tại khu vực lành chài, cống Chèm phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), gần 20 hộ dân sinh sống dưới lán thuyền, đánh bắt thủy sản. Hiện mực nước sông Hồng dâng cao người dân đã chủ động sơ tán lên bờ.

z5814712769300_c79d5f138b8fde745c60ea198ba88f04

Tại Bắc Kạn, mưa lớn nước sông dâng cao khiến cánh đồng rộng khoảng 80ha của xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn) ngập sâu trong nước. Nước cũng dâng cao tràn vào khu dân cư, chính quyền địa phương đã phải di dời 92 hộ đến nơi an toàn. Lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ và người dân đã cùng nhau hỗ trợ chuyển đồ đạc lên nơi khô ráo. Mưa lớn ngập lụt còn khiến xã rơi vào tình trạng mất điện cục bộ.

Đến sáng nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có 855 nhà bị tốc mái, sạt lở, ngập nước, 868ha cây trồng bị ngập nước, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ sạt lở với khối lượng lớn gây tắc đường.

z5814710471949_37793d97d7e7ce28e15573c945250de1

Ngập lụt tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: CTV.

 

Hải Dương: Báo động cấp 2 trên sông Thái Bình, 243 điếm canh đê được bổ sung quân số

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương phát lệnh này lúc 7h sáng nay, 10/9. Hiện mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại đạt 5,02m, trên mức báo động 2 là 0,02m. Dự báo từ ngày trong 2 ngày tới, mực nước sông Thái Bình tiếp tục vượt báo động 2 và dâng cao. Đây là điều trong nhiều năm không xảy ra. Mực nước sông Thái Bình trên địa bàn Hải Dương rất hiếm khi vượt mức báo động 1.

z5814709630213_5c453c42e82a55a04d939d71e39a1dd7

Kiểm tra vị trí xung yếu trên đê. Ảnh: Báo Hải Dương.

Sở NN-PTNT Hải Dương cho biết, toàn tỉnh có 267 điếm canh đê thì trên hệ thống sông Thái Bình có tới 243 điếm, khoảng cách giữa cách giữa các điếm canh đê từ 1 - 2km. Khi nâng mức báo động lên cấp 2, quân số trực sẽ nâng lên ngày 4 người đêm 6 người.

Các hồ thủy điện Tây Bắc duy trì mực nước an toàn

z5814694308112_588b8380897ac30d2d5c0bdf2356c87c

Số liệu đo đạc lúc 7h sáng 10/9 của EVN cho thấy, các hồ thủy điện tại khu vực Tây Bắc như Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng, Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà vẫn được giữ ở mức bình thường.

Theo chỉ đạo của EVN, các hồ đã vận hành xả cửa, điều tiết một cách hợp lý. Duy nhất thủy điện Hòa Bình đang cho xả 2 cửa đáy, còn lại các hồ thủy điện khác vẫn duy trì cửa xả mặt.

Cũng theo EVN, lưu lượng đến hồ Sơn La đang cao, ở mức 6.575m3/s, tiếp sau là Thác Bà và Hòa Bình. Nguyên nhân là do lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ về.

Xác định danh tính 8 người mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu

z5812260778064_5c4acb38639314db218f7fab5d87460b

Cầu Phong Châu bị sập nhiều nhịp chính.

Liên quan đến vụ sập cầu Phong Châu, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ sơ bộ xác định có 8 người đang mất tích.

Những người mất tích gồm:

1. Nguyễn Hà Chi, sinh năm 2005 tại Đắk Nông;

2. Nguyễn Thị Lan, sinh năm 2005, trú tại Vạn Xuân (Tam Nông);

3. Dương Công Chiến, sinh năm 1981, trú tại xã Dân Quyền (Tam Nông);

4. Hà Quốc Chí, sinh năm 1986, trú tại xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì;

5. Lương Xuân Thành, sinh năm 1968, trú tại xã Thạch Đồng, (Thanh Thủy);

6. Nguyễn Thị Hường, sinh năm 1976, trú tại Thạch Đồng, (Thanh Thủy);

7. Nguyễn Thị Bích Hằng, sinh năm 1988, Thụy Vân, thành phố Việt Trì;

8. Nguyễn Thị Yến, sinh năm 1979, tại xã Sơn Vi (Lâm Thao).

Ba người bị thương là Bùi Quý Trọng, sinh năm 1991, và Nguyễn Minh Hải, sinh năm 1994, cùng ngụ xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông; Phan Trường Sơn, sinh năm 1984, trú tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông.

Về diễn biến vụ sập cầu Phong Châu, theo UBND tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông Hồng lên rất cao, kết hợp dòng chảy xiết làm gãy trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7) vào khoảng 10h02 ngày 9/9.

Cầu Phong Châu tại km18+200 Quốc lộ 32C kết nối 2 huyện của tỉnh Phú Thọ là Tam Nông, Lâm Thao.

Bắc Giang: Xuyên đêm trông đê, chắn lũ

Do mực nước các sông lên cao, lực lượng công an, quân đội đã huy động tối đa quân số xuyên đêm hỗ trợ người dân sơ lập tại nhiều địa bàn.

Trên địa bàn huyện Lục Nam, hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc của nhiều xã vẫn đang bị gián đoạn. Tính đến tối 9/9, hơn 200 nhà ở, công trình bị tốc mái, hơn 10 nhà lưới và gần 100ha rừng bị đổ.

z5814677100823_6cea25045840f84fb27f18748a04ceaa

Gia cố điểm đê xung yếu. Ảnh: Công an Bắc Giang.

Nước sông Lục Nam qua xã Cương Sơn, thị trấn Đồi Ngô, tiếp tục dâng cao. Ở thị xã Việt Yên, lực lượng công an phối hợp ứng trực đê sông Thương xuyên đêm, che chắn, gia cố những điểm xung yếu. Đồng thời, hỗ trợ người dân di chuyển tới nơi an toàn.

Cao Bằng: 1/3 điểm có người thiệt mạng chưa thể tiếp cận, nhiều xe máy rơi xuống vực

Đến sáng 10/9, tại tỉnh Cao Bằng, lực lượng chức năng xác định có 22 người thiệt mạng, 12 người bị thương và 16 người mất tích do mưa lũ, sạt lở đất.

z5814672590763_3d1f4a424eaeb2c245cd74f3e40557bf

Sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình.

Tại huyện Nguyên Bình, mưa lũ, sạt lở đất làm chết 17 người, 16 người mất tích, 8 người bị thương. Huyện Bảo Lạc, lực lượng cứu nạn, cứu hộ vớt được 5 thi thể bị đuối nước do lũ dâng cao.

Nghiêm trọng nhất là sự cố xảy ra tại Km180+680 Quốc lộ 34 thuộc xóm Khuổi Ngọa, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, sạt lở taluy đã khiến một ô tô chở khách, 1 xe ô tô và nhiều xe máy đi từ huyện Bảo Lạc đến Nguyên Bình rơi xuống vực.

Huyện Nguyên Bình đã huy động hơn 300 người là lực lượng dân quân, cán bộ công chức quân sự, công an huyện khẩn trương đến hiện trường. Hiện trong số 3 điểm có người chết, bị thương và mất tích ở huyện Nguyên Bình còn điểm xóm Lũng Súng (xã Yên Lạc) khối lượng đất đá bị sạt lở lớn, bị cô lập, khiến các lực lượng chức năng khó khăn trong công tác cứu hộ.

Thủ tướng: Không được để người dân bị ảnh hưởng bão số 3 thiếu lương thực

Công điện của Thủ tướng nhấn mạnh, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc bộ, đặc biệt tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ, gây thiệt hại to lớn về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Để nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống của người dân, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, không có nước sạch, không được chăm sóc y tế và các cháu học sinh sớm được đến trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng tích cực, chủ động phối hợp với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, mì tôm, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch... để cung cấp cho người dân trong vùng bị cô lập, người dân thiếu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm trong thời gian nhanh nhất có thể.

Bộ trưởng Bộ Tài chính xuất cấp cho Bộ Quốc phòng và Bộ Công an 100 tấn gạo/Bộ từ dự trữ quốc gia để chủ động vận chuyển đến các địa phương thiếu gạo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (chú ý không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí).

Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nắm chắc tình hình nhân dân thiếu lương thực, thực phẩm, nước sạch; tổ chức cấp phát lương thực, thực phẩm, lương khô và các nhu yếu phẩm đến tận tay người dân bị ảnh hưởng một cách nhanh nhất, đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Rà soát, khẩn trương sửa chữa, khôi phục các cơ sở y tế bị hư hại do ảnh hưởng của mưa, bão, lũ để kịp thời cứu chữa những người bị thương và chăm sóc sức khỏe của người dân. Rà soát, khẩn trương sửa chữa, khôi phục trường, lớp học bị hư hại do ảnh hưởng của mưa, bão, lũ để các cháu học sinh sớm được đến trường, không làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của các cháu.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.