| Hotline: 0983.970.780

Bão số 3 gây thiệt hại khủng khiếp cho Quảng Ninh

Thứ Ba 10/09/2024 , 06:19 (GMT+7)

Trên đất liền hàng chục nghìn ngôi nhà tốc mái, cột điện gãy la liệt, rừng trồng đổ rạp. Dưới biển thì hàng nghìn ô lồng bè nuôi thủy sản tan tành theo cơn bão.

Cột điễn gãy đổ la liệt trên Quốc lộ 18 đoạn qua phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả. Cả tỉnh Quảng Ninh mất điện, mất mạng di động sau bão số 3. Ảnh: Vũ Cường.

Cột điễn gãy đổ la liệt trên Quốc lộ 18 đoạn qua phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả. Cả tỉnh Quảng Ninh mất điện, mất mạng di động sau bão số 3. Ảnh: Vũ Cường.

Chiều 9/9, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh họp giao ban để chỉ đạo triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.

Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm hiện tại, thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là rất lớn. Trên 20.000 nhà bị tốc mái; 21 phương tiện thủy, 23 tàu du lịch, 41 tàu cá các loại bị chìm, trôi dạt; trên 2.400 cơ sở nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; gần 1.300ha lúa, hoa màu, trên 17.000ha rừng trồng bị ảnh hưởng.

Một ngôi nhà đang xây tại phường Bắc Sơn (TP Uông Bí) đứng trước nguy cơ sạt xuống suối. Ảnh: Vũ Cường.

Một ngôi nhà đang xây tại phường Bắc Sơn (TP Uông Bí) đứng trước nguy cơ sạt xuống suối. Ảnh: Vũ Cường.

Trên 1.400 cột điện bị gãy đổ gây mất điện diện rộng kéo theo mất nước. Mạng lưới viễn thông gần như bị tê liệt đến nay chưa khắc phục xong. Hạ tầng các khu công nghiệp tại Quảng Yên bị hư hại trên diện rộng. Các cơ sở y tế, giáo dục, trụ sở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cũng bị thiệt hại lớn về cơ sở vật chất. Do mưa lớn ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, từ tối ngày 7/9 một số địa phương có mưa lớn, gây lũ cục bộ. Số người chết, bị thương vẫn đang được tiếp tục cập nhật.

Nhiều người nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Quảng Ninh 'tay trắng' sau cơn bão. Ảnh: Vũ Cường.

Nhiều người nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Quảng Ninh "tay trắng" sau cơn bão. Ảnh: Vũ Cường.

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả, toàn tỉnh Quảng Ninh đã huy động gần 6.000 người từ các đơn vị quân đội, công an đứng chân trên địa bàn; huy động 53 ô tô, 38 tàu, 35 xuồng tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; dọn dẹp vệ sinh môi trường, sửa chữa các công trình bị hư hỏng.

Đến trưa ngày 8/9 đã tìm kiếm, cứu hộ thành công 110 người bị trôi dạt trên biển, trú ẩn, mắc kẹt trên các đảo và đưa về bờ. Các lực lượng đã tích cực dọn dẹp cây xanh gãy đổ đảm bảo giao thông suốt, hỗ trợ nhà dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống. Về khắc phục hệ thống điện, đến thời điểm này đã đóng điện 16/19 đường 110 kV; đóng điện 14 trạm biến áp 110 kV; đóng điện 43/180 đường dây trung áp; cấp điện trở lại cho trên 110.000 khách hàng.

Đường vào phường Vàng Danh (TP Uông Bí) bị sạt lở. Ảnh: Vũ Cường.

Đường vào phường Vàng Danh (TP Uông Bí) bị sạt lở. Ảnh: Vũ Cường.

Dự báo trong những ngày tới, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có mưa lớn, cảnh báo giông lốc, lũ quét. Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành phối hợp với các địa phương tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập úng để có phương án xử lý kịp thời khi có mưa lớn; trong trường hợp cần thiết phải tổ chức sơ tán người dân đến nơi an toàn. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các hộ dân nằm trong diện sơ tán. Tăng cường các bản tin cảnh báo về hoàn lưu sau bão như mưa lớn, giông lốc, lũ quét và hướng dẫn người dân phương án phòng, chống.

"Mục tiêu cao nhất là sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và bảo đảm an toàn cho người dân. Trong đó, phải ưu tiên tập trung tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn những người dân còn mất tích trên biển", bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.