| Hotline: 0983.970.780

Khẩn trương tiêu úng bảo vệ lúa, hoa màu

Thứ Ba 10/09/2024 , 06:00 (GMT+7)

HƯNG YÊN Tỉnh Hưng Yên yêu cầu các địa phương khẩn trương tập trung huy động phương tiện, nhân lực cho công tác tiêu úng bảo vệ diện tích lúa, hoa màu.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên, tính đến ngày 8/9, bão số 3 đã làm hơn 950 ngôi nhà tốc mái, 1 nhà bị sập; hơn 9.200 cây xanh bị gãy đổ.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên, tính đến ngày 8/9, bão số 3 đã làm hơn 950 ngôi nhà tốc mái, 1 nhà bị sập; hơn 9.200 cây xanh bị gãy đổ.

Ước tính gần 14.700ha cây trồng, trong đó có hơn 12.100ha lúa, hơn 1.800ha cây ăn quả, gần 500ha cây rau màu, gần 340ha cây trồng khác bị thiệt hại.

Ước tính gần 14.700ha cây trồng, trong đó có hơn 12.100ha lúa, hơn 1.800ha cây ăn quả, gần 500ha cây rau màu, gần 340ha cây trồng khác bị thiệt hại.

Bão số 3 cũng làm 105 trạm bơm tưới tiêu kết hợp bị mất điện. Huyện Phù Cừ có 3.200m2 nhà lưới bị tốc mái; 48 lồng cá của nông dân huyện Kim Động và huyện Khoái Châu bị hư hỏng.

Bão số 3 cũng làm 105 trạm bơm tưới tiêu kết hợp bị mất điện. Huyện Phù Cừ có 3.200m2 nhà lưới bị tốc mái; 48 lồng cá của nông dân huyện Kim Động và huyện Khoái Châu bị hư hỏng.

Ước tính, thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Yên khoảng 150 tỷ đồng, trong đó lúa và hoa màu 40 tỷ đồng, công trình điện 30 tỷ đồng, nhà cửa, chuồng trại và các thiệt hại khác khoảng 80 tỷ đồng.

Ước tính, thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Yên khoảng 150 tỷ đồng, trong đó lúa và hoa màu 40 tỷ đồng, công trình điện 30 tỷ đồng, nhà cửa, chuồng trại và các thiệt hại khác khoảng 80 tỷ đồng.

Những ngày tới, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đề nghị các ngành, địa phương tập trung lực lượng khắc phục ngay các sự cố do mưa bão, ưu tiên khắc phục diện tích lúa, rau màu bị ngập úng, gãy đổ; khẩn trương thống kê thiệt hại...

Những ngày tới, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đề nghị các ngành, địa phương tập trung lực lượng khắc phục ngay các sự cố do mưa bão, ưu tiên khắc phục diện tích lúa, rau màu bị ngập úng, gãy đổ; khẩn trương thống kê thiệt hại...

Tăng cường công tác kiểm tra và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều, đặc biệt là những công trình chính, quan trọng, những vị trí xung yếu. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị và người dân chủ động nạo vét, khơi thông các vị trí ách tắc dòng chảy, bảo đảm thông thoáng, tiêu thoát nước kịp thời cho cây trồng.

Tăng cường công tác kiểm tra và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều, đặc biệt là những công trình chính, quan trọng, những vị trí xung yếu. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị và người dân chủ động nạo vét, khơi thông các vị trí ách tắc dòng chảy, bảo đảm thông thoáng, tiêu thoát nước kịp thời cho cây trồng.

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên - ông Nguyễn Hữu Nghĩa yêu cầu các địa phương khẩn trương tập trung huy động phương tiện, nhân lực cho công tác tiêu úng bảo vệ diện tích lúa, hoa màu. Đối với diện tích lúa bị đổ ngả, cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân buộc dựng lại. Đồng thời tiến hành thống kê cụ thể, sát thực những thiệt hại do bão gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, từ đó đề xuất chính sách hỗ trợ kịp thời.

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên - ông Nguyễn Hữu Nghĩa yêu cầu các địa phương khẩn trương tập trung huy động phương tiện, nhân lực cho công tác tiêu úng bảo vệ diện tích lúa, hoa màu. Đối với diện tích lúa bị đổ ngả, cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân buộc dựng lại. Đồng thời tiến hành thống kê cụ thể, sát thực những thiệt hại do bão gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, từ đó đề xuất chính sách hỗ trợ kịp thời.

Nhằm ổn định sản xuất, Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên cũng đưa ra những hướng dẫn các biện pháp khắc phục đối với sản xuất nông nghiệp. Theo đó, trong lĩnh vực trồng trọt, cần khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh đối với những diện tích lúa, rau màu và cây ăn quả nếu bị úng ngập, không được để úng ngập kéo dài.

Nhằm ổn định sản xuất, Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên cũng đưa ra những hướng dẫn các biện pháp khắc phục đối với sản xuất nông nghiệp. Theo đó, trong lĩnh vực trồng trọt, cần khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh đối với những diện tích lúa, rau màu và cây ăn quả nếu bị úng ngập, không được để úng ngập kéo dài.

Đối với cây lúa, cần hướng dẫn nông dân dựng, buộc lại những diện tích lúa bị đổ (buộc từ 3 - 4 khóm với nhau để hạn chế lúa nảy mầm trên bông, đồng thời thuận lợi cho phòng trừ sâu, bệnh) và giữ mực nước 5 - 7cm để lúa trỗ bông, làm hạt tốt và đảm bảo công tác BVTV. Chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại như bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn và rầy nâu... (đặc biệt phải lưu ý tại những ruộng lúa bị đổ).

Đối với cây lúa, cần hướng dẫn nông dân dựng, buộc lại những diện tích lúa bị đổ (buộc từ 3 - 4 khóm với nhau để hạn chế lúa nảy mầm trên bông, đồng thời thuận lợi cho phòng trừ sâu, bệnh) và giữ mực nước 5 - 7cm để lúa trỗ bông, làm hạt tốt và đảm bảo công tác BVTV. Chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại như bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn và rầy nâu... (đặc biệt phải lưu ý tại những ruộng lúa bị đổ).

Đối với cây rau màu, cần dọn sạch tàn dư thực vật, thân lá bị dập, nát do mưa bão; tiến hành trồng dặm đảm bảo mật độ và tận thu những diện tích rau màu bị ảnh hưởng. Khi hết mưa phải xới xáo phá váng ngay, khi cây trồng hồi phục mới tiến hành các biện pháp chăm sóc theo quy trình của từng cây. Chuẩn bị hạt giống rau màu sẵn sàng để gieo trồng lại khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

Đối với cây rau màu, cần dọn sạch tàn dư thực vật, thân lá bị dập, nát do mưa bão; tiến hành trồng dặm đảm bảo mật độ và tận thu những diện tích rau màu bị ảnh hưởng. Khi hết mưa phải xới xáo phá váng ngay, khi cây trồng hồi phục mới tiến hành các biện pháp chăm sóc theo quy trình của từng cây. Chuẩn bị hạt giống rau màu sẵn sàng để gieo trồng lại khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

 Đối với cây ăn quả, cần dọn sạch tàn dư cành lá, cây trồng bị đổ gãy. Tiến hành nèn đất, vun gốc cho những cây bị long gốc, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học đối kháng nấm để hạn chế cây bị nấm bệnh xâm nhập. Trên diện tích bị úng, không được chăm bón bất kỳ loại phân bón nào cho cây, phải chờ cây hồi phục hẳn mới tiến hành các biện pháp chăm bón.

 Đối với cây ăn quả, cần dọn sạch tàn dư cành lá, cây trồng bị đổ gãy. Tiến hành nèn đất, vun gốc cho những cây bị long gốc, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học đối kháng nấm để hạn chế cây bị nấm bệnh xâm nhập. Trên diện tích bị úng, không được chăm bón bất kỳ loại phân bón nào cho cây, phải chờ cây hồi phục hẳn mới tiến hành các biện pháp chăm bón.

Xem thêm
Phương châm '3 đủ' trong phòng chống đói, rét cho gia súc

Thái Nguyên Tại huyện Phú Lương, công tác phòng chống đói, rét được thực hiện với phương trâm '3 đủ' là đủ ấm, đủ no, đủ vacxin và thú y phòng dịch.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.