| Hotline: 0983.970.780

Muối "chát"

Thứ Năm 09/04/2015 , 09:39 (GMT+7)

1 tháng trước, diêm dân ở các xã ven biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) sốt sắng, tất bật sửa sang lại ruộng muối để bước vào vụ sản xuất mới với nhiều hi vọng. Thế nhưng, mới chỉ đầu vụ mà giá muối đã rớt thê thảm.

Bao công sức cùng mồ hôi đổ xuống đồng mới làm ra những mẻ muối trắng muốt, nhọc nhằn là vậy nhưng diêm dân xã An Hòa (huyện Quỳnh Lưu) chẳng được trả công tương xứng.

Gạt vội dòng mồ hôi nhễ nhại trên trán, anh Mai Văn Danh, thôn Nam Tiến trầm ngâm: “Xem ra năm nay khó khăn chú ạ! Cùng kỳ năm ngoái 1kg muối có giá gần 2.000đ, nhưng giờ chỉ còn khoảng một nửa. Hiện nay mọi người rất lo lắng, không biết đến bao giờ giá muối mới khởi sắc”.

Được biết, nhà anh Danh có 3 nhân lực cùng làm muối trên diện tích 500m2, mỗi ngày gia đình thu về từ 2 – 3 tạ muối, bán được khoảng 200.000đ, tính ra thu nhập mỗi người chưa đến 70.000đ/ngày. Trong khi đó vụ muối chỉ làm được mấy tháng.

Thông thường, muối thời điểm đầu vụ được giá rồi bắt đầu giảm dần đến cuối vụ, nhưng năm nay xu thế thị trường không tuân theo quy luật đó. Điều này khiến diêm dân sống trong tâm trạng thấp thỏm, đứng ngồi không yên.

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Mình (trú tại thôn Hồng Phong) âu lo: “Công cán vất vả mà kết quả thu về thì quá rẻ mạt. Không làm muối thì biết lấy gì ăn, mà làm thì lỗ”.

Còn anh Hồ Vĩnh Hùng, chuyên kinh doanh thu gom muối trên địa bàn xã An Hòa tiết lộ, hiện trong kho nhà anh còn tồn gần 200 tấn muối từ năm ngoái nên dù muốn hay không thì trước mắt đành án binh bất động.

“Giá muối đầu vụ trồi sụt gây rất nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, bán sớm thì không có lãi, chờ thị trường nóng lên thì muối hỏng hết. Nguyên nhân chính khiến giá muối giảm mạnh bắt nguồn từ việc các tỉnh phía Nam vận chuyển hàng ra Bắc tiêu thụ, với giá rẻ hơn (800đ/kg)”, anh Hùng cho biết thêm.

Ông Lê Xuân Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa lo lắng: “Toàn xã có 145 ha sản xuất muối, bình quân sản lượng hằng năm đạt 19.000 đến 20.000 tấn/năm. Thế nhưng giá muối đầu vụ đang rất thấp, đời sống diêm dân khó khăn, e rằng sản lượng năm nay sẽ sụt giảm nhiều.

Quỳnh Lưu là huyện SX muối lớn nhất tỉnh Nghệ An, với tổng diện tích trên 600 ha, mỗi năm sản lượng muối đạt khoảng 65.000 tấn. Trước giá muối hiện nay, con đường tất yếu là diêm dân phải đổi mới công nghệ, phương pháp làm muối để nâng cao năng suất, chất lượng thì mới sống được với nghề muối...

Một số hộ dân tính bỏ nghề để chuyển hướng làm ăn, địa phương đang nỗ lực động viên diêm dân bám trụ, đồng thời tìm cách phối hợp với các DN đứng ra bao tiêu sản phẩm”... 

Bà con ở xã Quỳnh Thuận, nơi có cánh đồng muối lớn nhất huyện Quỳnh Lưu cũng đang trải qua những ngày khốn khó. Cả xã có 6 thôn với 2/3 số dân sống bằng nghề làm muối. Không khí sản xuất trước đây hồ hởi bao nhiêu thì lúc này buồn bã bấy nhiêu.

Hiện cả xã mới thu được khoảng 15.000 tấn muối, gắng gượng lắm cũng chỉ bán được khoảng 10.000 tấn. Hộ thu gom ít thì tồn dăm ba tấn, hộ nhiều thì chất đầy các kho.

Điển hình như gia đình anh Đào Xuân Chuyển (ở thôn 4), đầu vụ vợ chồng anh bàn bạc, vay mượn tiền để gom khoảng 300 tấn muối, vừa hy vọng kiếm thêm chút đỉnh, vừa giúp bà con tiêu thụ. Không ngờ thị trường lại rớt giá thê thảm, với 100 tấn muối còn tồn, vụ này chắc chắn gia đình anh lỗ nặng.

Không sống nổi từ đồng muối, lại thiếu đất sản, ở xã Quỳnh Thuận đang hình thành làn sóng di cư, bỏ xứ đi làm ăn xa. 

Chẳng hạn như gia đình ông Trần Xuân Liên (thôn 4), nhà có 6 miệng ăn chỉ nhìn vào hơn 200m2 ruộng muối. Hàng năm thu nhập không nổi 20 triệu đồng, cuộc sống gia đình luôn thiếu trước hụt sau. 4 người con của ông Liên phải lang bạt khắp nơi kiếm kế sinh nhai, bỏ lại cho ông bà già đàn cháu nheo nhóc...

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm