| Hotline: 0983.970.780

Mương thủy lợi 15 tỷ chậm tiến độ, ruộng đồng khát nước

Thứ Tư 05/06/2024 , 07:24 (GMT+7)

Hà Tĩnh Theo kế hoạch, đầu năm 2024 dự án kênh thủy lợi 15 tỷ đồng phải hoàn thành, song đến nay đang chậm tiến độ, ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa của người dân.

Dự án nâng cấp hệ thống mương thủy lợi Đập Am, xã Đức Đồng do UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư; Công ty Cổ phần Xây dựng Thăng Long làm đơn vị thi công. Dự án có tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng, thi công chiều dài hơn 3km.

Dự án mương thủy lợi 15 tỷ đồng chậm tiến độ ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân. Ảnh: Hưng Phúc. 

Dự án mương thủy lợi 15 tỷ đồng chậm tiến độ ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân. Ảnh: Hưng Phúc. 

Tháng 1/2023 công trình khởi công, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2024 nhằm đảm bảo mục tiêu phục vụ tưới tiêu cho gần 150ha đất trồng lúa tại xã Đức Đồng. Tuy nhiên, thực hiện được hơn 9 tháng thì vào tháng 10/2023, dự án phải dừng thi công do gặp một số vướng mắc. Kể từ đó đến nay, công trình dở dang, chậm tiến độ, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất lúa của người dân.

Một người dân thôn Đông Vịnh xin dấu tên ngán ngẩm cho biết, năm nay hạn hán, mưa ít, trong khi đó dự án mương thủy lợi chưa hoàn thành khiến nhiều diện tích lúa của gia đình không thể sản xuất vụ hè thu.

Trước đây, khi hay tin có dự án đầu tư xây dựng mương thủy lợi, người dân rất phấn khởi vì nước sẽ cung cấp đủ để gieo cấy 2 vụ lúa/năm. Thế nhưng, nhiều tháng qua, công trình không thi công, các hạng mục dở dang, ruộng đồng thiếu nước, không đủ điều kiện canh tác.

“Ngày khởi công chính quyền bảo đầu năm nay là có nước tưới nhưng đến nay dự án vẫn “treo” đó. Không có nước phải bỏ hoang đất chúng tôi rất tiếc. Vì vậy rất mong dự án sớm hoàn thành để lấy nước Đập Am về tưới cho ruộng vùng cao cưỡng”, hộ dân này nói.

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, công trình còn hơn 300m mương nổi chưa hoàn thành, bỏ dở dang giữa cánh đồng. Tại đây hàng chục cột móng nổi với nhiều khối lượng sắt phơi nắng, phơi sương nhiều tháng qua đã có dấu hiệu bị rỉ; công trình không có công nhân làm việc. Ngoài ra một số cột móng có dấu hiệu nứt, được gia cố bằng lớp bê tông mới phía bên ngoài.

Phía đơn vị thi công cho biết nguyên nhân chậm tiến độ do vướng mặt bằng và một số hộ dân không đồng tình cho vận chuyển vật tư qua phần đất của họ.

Tuy nhiên, lãnh đạo xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ lại khẳng định, mặt bằng địa phương đã bàn giao xong cho nhà thầu, hiện không còn vướng mắc và phía người dân đồng tình hiến đất để thực hiện dự án.

Nhập chú thích ảnh

Nhập chú thích ảnh

“Chính quyền địa phương đã báo cáo lên chủ đầu tư đốc thúc nhà thầu sớm triển khai dự án để hoàn thành đưa vào sử dụng”, vị lãnh đạo xã thông tin.

Theo vị này, mùa mưa năm 2023 do khi thi công đến phần đất ruộng bị lầy nên phải dừng lại vì không đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện. Trước đó đơn vị thi công làm rơi vụn sắt, thép trên ruộng của dân, vì thế bà con yêu cầu nhà thầu phải thu dọn mới cho thi công tiếp dự án.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ẩn họa từ việc người dân lấn đường để phơi thóc

Nhiều tuyến đường bị người dân chiếm dụng để làm nơi phơi thóc. Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm