| Hotline: 0983.970.780

Mỹ bắt giáo sư bị buộc tội che giấu tài trợ của Trung Quốc

Thứ Tư 13/05/2020 , 08:30 (GMT+7)

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc một giáo sư ở Đại học Arkansas nhận tiền không hợp lệ từ chính phủ Trung Quốc, New York Times đưa tin hôm 12/5.

Giáo sư Simon Ang (bên trái) và giáo sư Xiao-Jiang Li. Ảnh: uark.edu và emory.edu

Giáo sư Simon Ang (bên trái) và giáo sư Xiao-Jiang Li. Ảnh: uark.edu và emory.edu

Người này cũng đồng ý nhận tội trong một vụ tương tự. Đây là trường hợp mới nhất trong nỗ lực của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc đến môi trường học thuật tại Mỹ.

Giáo sư Simon Ang thuộc Đại học Arkansas bị bắt vào thứ Sáu tuần trước và bị buộc tội hôm thứ Hai vừa rồi vì tội gian lận. Ông đã làm việc và nhận tài trợ từ các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như từ chương trình “Nghìn tài năng”.

Trung Quốc triển khai chương trình này để thu hút chất xám, đồng thời khuyến khích các nhà khoa học tăng cường quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Ông Simon Ang được cho là đã cạy cục để một cộng sự giữ im lặng về mối quan hệ của ông với chương trình này.

“Không mấy người biết về quan hệ đó của tôi, nếu việc lộ ra, công việc của tôi sẽ rất rắc rối... Đọc xong thư này, xin xóa nó ngay đi cho an toàn”, giáo sư Simon Ang viết cho cộng sự. Toàn bộ nội dung bức email sau đó được cơ quan điều tra phục hồi.

Bản thân giáo sư Simon Ang giữ bí mật các thỏa thuận tài chính, cho phép ông vẫn tiếp cận được các khoản tài trợ khác từ các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ trong đó có Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

Tài liệu buộc tội nhấn mạnh rằng, giáo sư Simon Ang nhận biết rõ rằng nếu tài trợ của Trung Quốc bị lộ sẽ khiến ông không đủ điều kiện nhận tiền từ các cơ quan Mỹ.

Một giáo sư khác là Xiao-Jiang Li, cựu giáo sư tại Đại học Emory ở Atlanta, hôm 8/5 cũng nhận tội khá nghiêm trọng trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ là nộp khai thuế sai, bỏ qua đến 500.000 USD mà ông nhận được từ chương trình “Nghìn tài năng”. Ông này bị kết án 1 năm quản chế và buộc phải nộp 35.089 USD để bồi thường.

Những nỗ lực của Bộ Tư pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại các trường đại học Hoa Kỳ là một nội dung trong đường lối cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc. Trong khi người Mỹ có thể nghĩ học thuật tách biệt với công việc của chính quyền, chính phủ Trung Quốc đã lợi dụng điểm này rất tốt và không bỏ qua bất cứ cơ hội nào khi tìm kiếm ảnh hưởng toàn cầu.

"Bộ Tư pháp thận trọng đối với các chương trình như chương trình “Nghìn tài năng” tuyển dụng giáo sư và nhà nghiên cứu làm việc cho Trung Quốc", ông John C. Demers, người đứng đầu bộ phận an ninh quốc gia của Bộ này cho biết.

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Viện Y tế Quốc gia gần đây đã bắt đầu kiểm tra các trường cao đẳng và đại học nhằm lọc ra các học giả dù vô tình hay hữu ý trở thành mắt xích trong guồng máy thu thập thông tin tình báo cho Trung Quốc.

Đầu năm 2020, Bộ Tư pháp buộc tội Charles M. Lieber, Trưởng khoa Hóa Đại học Harvard, người đã nói dối về mối quan hệ tài chính của mình với chính phủ Trung Quốc và không tiết lộ việc tham gia chương trình “Nghìn tài năng”.

Đại học Harvard và Yale cũng bị Bộ Giáo dục Mỹ điều tra việc nhận tài trợ 375 triệu USD từ Trung Quốc, Nga, Iran và các đối thủ khác của Mỹ.

Năm 2019, FBI bắt nhà nghiên cứu Zaosong Zheng đến Đại học Harvard trong chương trình trao đổi học thuật. Zaosong bị tố cáo ăn trộm các mẫu tế bào ung thư lưu trữ tại Mỹ mang về Trung Quốc.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất