| Hotline: 0983.970.780

Nam Định dây dưa xử lý vi phạm đê điều

Thứ Bảy 30/05/2020 , 07:42 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi tỉnh Nam Định đề nghị ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh.

Công trình của gia đình ông Bùi Huy Lễ - Bí thư Đảng ủy xã Thành Lợi vi phạm Luật Đê điều. Ảnh: An Lãng.

Công trình của gia đình ông Bùi Huy Lễ - Bí thư Đảng ủy xã Thành Lợi vi phạm Luật Đê điều. Ảnh: An Lãng.

Công văn nêu rõ, trong thời gian vừa qua, Bộ NN-PTNT đã có nhiều văn bản gửi UBND tỉnh Nam Định đề nghị ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.

Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra thực tế, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn diễn biến hết sức phức tạp, số vụ vi phạm tồn đọng lớn, trong khi kết quả xử lý còn hạn chế.

Tình trạng vi phạm phổ biến đó là: Xây dựng công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều và trên bãi sông; tập kết cát sỏi trái phép trên bãi sông; rào chắn, đào bới mái đê trồng rau màu.

Trong đó, có những vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn đê điều, thoát lũ, như: Xây dựng công trình trên bãi sông tương ứng K8+825-K9+100 đê hữu Ninh; tình trạng xây dựng công trình, nhà xưởng với quy mô lớn trên bãi sông Đáy thuộc xã Yên Bằng (huyện Ý Yên); vi phạm xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều tại các vị trí: K6 đê hữu Đào và trên địa bàn xã Thành Lợi (huyện Vụ Bản); K13, K14+350 đê hữu Ninh, huyện Trực Ninh; K12+970 đê tả Ninh, huyện Trực Ninh; K5+700 đê tả Ninh, huyện Xuân Trường…

Nhiều xưởng sản xuất, mua bán đồ gỗ mỹ nghệ vi phạm hàng lang sông Sắt (huyện Ý Yên). Ảnh: An Lãng.

Nhiều xưởng sản xuất, mua bán đồ gỗ mỹ nghệ vi phạm hàng lang sông Sắt (huyện Ý Yên). Ảnh: An Lãng.

Thực hiện quy định của pháp luật về đê điều, Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 7/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh Nam Định quan tâm chỉ đạo việc ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.

Một là, kiểm tra, rà soát trên toàn bộ công trình đê điều, bãi sông; tổ chức xử lý các vi phạm tồn đọng, trong đó tập trung xử lý dứt điểm các vụ vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm, kéo dài, nhất là các công trình xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều, trên bãi sông; thanh thải vật liệu cát, sỏi tập kết trái phép trước mùa mưa lũ năm 2020.

Hai là, tăng cường công tác quản lý, thường xuyên tổ chức kiểm tra, bám tuyến, bám địa bàn để kịp thời phát hiện, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở để kiên quyết ngăn chặn và xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm ngay từ khi mới phát sinh; gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là người đứng đầu chính quyền địa phương cấp huyện, xã. 

Ba là, tổ chức rà soát, xây dựng phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quá trình lập Quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch 257/QĐTTg ngày 18/02/2016, Quy hoạch 1821/QĐ-TTg ngày 7/10/2014.

Trong đó, xác định cụ thể phương án quản lý, sử dụng đất bãi sông, đất dành cho phát triển hệ thống đê điều để tổ chức quản lý các hoạt động liên quan đến đê điều theo đúng quy định của pháp luật về đê điều, đảm bảo an toàn thoát lũ, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Bốn là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều, tới các tổ chức, cá nhân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật.

Năm là, quản lý chặt chẽ số liệu, hồ sơ theo dõi tình hình vi phạm. Hàng tháng báo cáo tình hình, kết quả xử lý vi phạm theo biểu mẫu đã hướng dẫn gửi về Tổng cục Phòng, chống thiên tai (qua Vụ Quản lý đê điều), trong đó lưu ý kiểm tra rà soát, báo cáo đầy đủ số liệu đúng thực trạng tình hình vi phạm trên địa bàn.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay tình trạng xâm phạm công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn còn nhan nhản, chưa được xử lý dứt điểm.

Mới đây nhất, ngày 21/3/2020, Báo Nông nghiệp Việt Nam có đăng bài “Gia đình Bí thư Đảng ủy xã vi phạm Luật Đê điều” phản ánh về tình trạng vi phạm Luật Đê điều tại xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...