| Hotline: 0983.970.780

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh Tây Nguyên

Nâng cao giá trị sản xuất cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp của Gia Lai

Thứ Năm 17/09/2020 , 07:20 (GMT+7)

Sau 5 năm triển khai, Dự án đảm bảo tưới tiêu cho 1.500 hecta lúa 2 vụ, 1.300 hecta cây trồng khác của tỉnh Gia Lai, giúp tăng năng suất và thu nhập...

Xây dựng mới các tuyến đường giao thông nông thôn và các tuyến kênh nội đồng của tiểu dự án Ia M’La, Gia Lai. Nhờ có nước tưới những cánh đồng dưa hấu, rau được trồng xanh mướt thay cho vùng trồng sắn cằn cỗi hay vùng đất cát bỏ hoang trước đây.

Xây dựng mới các tuyến đường giao thông nông thôn và các tuyến kênh nội đồng của tiểu dự án Ia M’La, Gia Lai. Nhờ có nước tưới những cánh đồng dưa hấu, rau được trồng xanh mướt thay cho vùng trồng sắn cằn cỗi hay vùng đất cát bỏ hoang trước đây.

Sau 5 năm triển khai Dự án đã hoàn thành đầu tư 4 tiểu dự án, nâng cấp 30 km đường giao thông liên thôn từ đường đất chuyển sang đường bê tông xi măng và 60 km kênh đảm bảo tưới tiêu cho 1.500 hecta, lúa nước 2 vụ và 1.300 hecta hoa mầu và cây trồng, từ đó giúp bà con tăng năng suất và thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp từ đó giúp xóa đói giảm nghèo cho khu vực.

Là một địa phương đặc biệt, nơi duy nhất trên cả nước có đầy đủ hình thái địa hình 3 vùng: Đồng bằng, cao nguyên, đồi núi. Với điều kiện khí hậu ôn hòa mát mẻ, ít thiên tai bão, lũ và cũng là nơi nổi tiếng với đất bazan phì nhiêu màu mỡ. Kinh tế tỉnh Gia Lai đơn thuần từ nông nghiệp với 522.450 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó 60.462 ha canh tác lúa.

Tuy nhiên, chỉ một phần ba diện tích này được tưới đủ (25.400 ha), 20 trong số 295 đập, hồ chứa cần phải được cải tạo; gần 505m tổng chiều dài kênh là kênh đất và cần phải được kiên cố hóa.

Bên cạnh đó, 53% đường huyện và 82,27% đường xã là đường đất và có hiện trạng rất xấu. Vào mùa mưa không thể hoặc rất khó khăn đối với người dân có thể đi lại được, nhất là trẻ em đến trường, người dân đến bệnh viện, tiếp cận khu sản xuất cũng như vận chuyển nông sản; tình trạng xuống cấp của hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động hàng ngày của người dân, là một trong những cản trở lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai.

Trước những khó khăn này, năm 2014, tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất các tỉnh Tây Nguyên với 3 hoạt động chính đó là:

i) đầu tư các công trình xây lắp nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng thuỷ lợi;

(ii) xây dựng các tuyến đường giao thông nông thông nhằm hỗ trợ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân trong và xung quanh các công trình thủy lợi;

(iii) tạo công ăn việc làm trong quá trình xây lắp nhằm đem lại lợi ích cho người dân địa phương bao gồm cả phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau 5 năm triển khai thực hiện đã có 4 tiểu dự án hoàn thành công tác thi công xây lắp với tổng giá trị hợp đồng xây lắp là 206 tỷ đồng, bao gồm:

(i) Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn hệ thống thủy lợi Tân Sơn, khu vực xã Nghĩa Hưng và Chư Jôr, huyện Chư Păh;

(ii) Nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực công trình thủy lợi Ia M’La, huyện Krông Pa;

(iii) Sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi ADơk và đường giao thông nông thôn khu vực xã Adơk và thị trấn Đăk Đoa, huyện Đak Đoa;

(iv) Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình thủy lợi Trạm bơm điện Tân Hội, An Quý và Hồ Hà Tam, huyện Đăk Pơ. 4 tiểu dự án đảm bảo tưới tiêu cho 1.500 hecta lúa nước 2 vụ và 1.300 hecta hoa mầu và cây trồng, từ đó giúp bà con tăng năng suất và thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp từ đó giúp xóa đói giảm nghèo cho khu vực.

Trạm bơm TDA Đắk Pơ.

Trạm bơm TDA Đắk Pơ.

Tiểu dự án sửa chữa, nâng cấp cụm công trình thủy lợi trạm bơm điện Tân Hội, An Quý và Hồ Hà Tam, huyện Đăk Pơ đã thực hiện nâng cấp sửa chữa 02 trạm bơm, kiên cố hóa 4,5km kênh đảm bảo tưới cho diện tích 340 ha và bê tông hóa 8,8 km đường giao thông nông thôn góp phần ổn định đi lại cho người dân trong khu vực với tổng mức đầu tư là 41,7 tỷ đồng.

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho các tỉnh Tây Nguyên triển khai tại nhiều địa phương đã thành công và hiệu quả. Các công trình được đầu tư xây dựng chắc chắn, bài bản. Bà con nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ nguồn nước tưới tiêu cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su và hoa màu. Bên cạnh đó, giao thông nông thôn được nâng cấp khang trang giúp bà con đi lại và vận chuyển nông sản thuận lợi.

Công trình thủy lợi hồ chứa nước Tân Sơn nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah) được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 2010. Qua nhiều năm sử dụng, công trình vẫn chưa khai thác hết năng lực tưới, đặc biệt là bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu thiếu an toàn.

Trước thực tế trên, năm 2014, với nguồn vốn hỗ trợ từ ADB thông qua dự án dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất các tỉnh Tây Nguyên, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp tỉnh đã triển khai thực hiện dự án nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn hệ thống thủy lợi Tân Sơn như: Làm đường giao thông nông thôn, xây dựng kênh nhánh dẫn nước tưới cho 450 ha lúa nước tại 2 xã Chư Jôr và Nghĩa Hưng để người dân sản xuất ổn định.

Sau khi hoàn thành các tiểu dự án đã giúp tăng diện tích tưới ổn định thêm hàng nghìn ha; nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tăng năng suất cây trồng, xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân trong vùng. Bên cạnh đó, hoàn thiện mạng lưới đường giao thông nông thôn trong khu vực, phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới kết nối khu vực sản xuất với khu vực trung tâm, thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát huy hiệu quả việc đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, giảm bớt chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và tăng cường trao đổi, buôn bán các hàng hóa nông sản.

* Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp tỉnh Gia Lai:

Gia Lai tham gia dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho các tỉnh Tây Nguyên với các tiểu dự án xây dựng 60 km kênh, 30 km đường, sửa chữa hồ cấp 2 Tân Sơn nhằm đảm bảo an toàn đập và sửa chữa các trạng bơm. Dự án được chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo sự tham vấn của người dân trong suốt quá trình triển khai. Chính vì vậy, các công trình sau khi hoàn thành đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho người dân.

* Ông Lê Minh Thi (thôn 1, xã Nghĩa Hưng) phấn khởi cho hay:

“Trong 2 năm trở lại đây, hệ thống kênh mương dẫn được Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp tỉnh đầu tư kiên cố hóa nên không còn lo hạn hán thiếu nước tưới vào cuối vụ.

Đặc biệt, các tuyến đường giao thông được bê tông hóa từ nhà ra cánh đồng và vườn cà phê kết nối với trục đường liên xã Nghĩa Hưng - Chư Jôr - Chư Đang Ya nên việc vận chuyển vật tư nông nghiệp và hàng nông sản thuận lợi hơn trước rất nhiều”.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.