| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón

Thứ Ba 14/08/2012 , 11:07 (GMT+7)

Nếu sử dụng phân hóa học không hợp lý sẽ vừa gây lãng phí, thậm chí để lại những hệ lụy khó lường.

Theo số liệu của FAO và UNIDO, lượng phân bón hóa học sử dụng trong nông nghiệp trên thế giới tăng chóng mặt. Cụ thể, từ 1991-1993 so với 1945-1950, phân đạm tăng 13 lần, lân tăng 3,5 lần và kali tăng 2,5 lần. Năm 1986, thế giới SX 129 triệu tấn phân bón hóa học, đến năm 1990 tăng lên 138 triệu tấn và 2002 đã đạt gần 144 triệu tấn…

Phải thừa nhận, nông nghiệp thế giới không thể tăng 4 lần sản lượng trong 50 năm qua nếu không có phân hóa học và phân hóa học đã trở thành một trong các yếu tố cơ bản để nâng mức sống ở các nước văn minh. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân hóa học không hợp lý sẽ vừa gây lãng phí, thậm chí để lại những hệ lụy khó lường.


Sử dụng phân bón đúng cách giúp tăng năng suất cây trồng 45-50%

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Ban Lúa gạo quốc tế (IRC) tổng kết, bón phân đồng bộ và cân đối có thể tăng năng suất cây trồng từ 45-50%. Ở VN, hiệu suất sử dụng phân bón chỉ vào khoảng 35-40%, nghĩa là chỉ có khoảng 35-40% lượng phân bón cây trồng sử dụng được, còn lại 60-65% bị mất đi.

Có thể làm một bài toán như sau, nhu cầu sử dụng phân bón của nước ta năm 2010 là 8,9 triệu tấn, như vậy lượng mất đi vào khoảng 5,3-5,7 triệu tấn, chưa kể những hệ lụy gây ra cho cuộc sống con người và môi trường. Vậy, làm thế nào để tăng hiệu quả sử dụng phân bón trong SX nông nghiệp?

Đầu tiên, phải tạo cho nông dân thói quen nhận thức mới về phân bón và các chất dinh dưỡng. Trước đây, ta thường lấy chỉ tiêu hàm lượng 3 chất dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) để đánh giá chất lượng phân bón. Trong nhiều năm, chúng ta chỉ khuyến cáo nông dân bón đủ 3 chất dinh dưỡng N,P,K cho cây trồng cùng với phân hữu cơ. Song việc sử dụng các loại phân hữu cơ ngày càng ít được coi trọng và nông dân coi việc sử dụng phân hóa học như biện pháp cứu cánh để đạt năng suất cao, đã gây nên sự mất cân bằng các chất trong đất, làm cho đất cạn kiệt, chai cứng...

Đến một lúc nào đó, lượng phân bón tăng lên rất lớn nhưng năng suất cây trồng không tăng, thậm chí giảm, đồng thời gây ra bao hệ lụy khác như hiện tượng lốp đổ, cháy lá, đạo ôn, khô vằn, sâu bệnh... làm giảm năng suất và chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường.

Ngày nay, mọi người đã biết 3 chất trên không phải là tất cả, khoa học đã chứng minh, có đến 16 nguyên tố được coi là chất dinh dưỡng tác động đến đời sống, sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Mỗi chất có một tác dụng khác nhau và sự thiếu hụt bất cứ chất nào cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tật và suy giảm năng suất.

Trong đó, ngoài các chất đa lượng như đạm (N), lân (P), kali (K), còn có ít nhất 13 chất trung và vi lượng rất cần thiết khác như canxi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S), đồng (Cu), Bo (B), kẽm (Zn)… Từ nhận thức mới này, rõ ràng sự sinh trưởng và phát triển, cuối cùng là năng suất của cây trồng không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào 3 nguyên tố N, P, K mà phụ thuộc vào 16 nguyên tố trên với các tác động qua lại phức tạp.

BÓN PHÂN CÂN ĐỐI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỚI 50%

Nhà bác học người Đức, ông Liebig vào năm 1884 đã phát hiện ra cơ sở để xác định được sự cân đối dinh dưỡng với một loại cây trồng chính là định luật tối thiểu. Nội dung định luật này có thể tóm tắt là: "Tất cả các loại đất đều có chứa một nguyên tố với khối lượng lớn và một hay vài yếu tố với lượng ít hoặc rất ít và chính các yếu tố tối thiểu này sẽ quyết định năng suất. Bất cứ một chất nào trong 16 dinh dưỡng cần cho cây trồng dù chỉ thiếu với lượng nhỏ nhất cũng sẽ hạn chế sự sinh trưởng của cây. Chính vì vậy, nên sử dụng loại phân bón cùng lúc cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng trên".

Đất nông nghiệp canh tác tại VN hầu hết là đất chua (trên 80%), vùng ven biển đất bị nhiễm phèn, mặn, còn lại là địa hình đồi dốc dễ bị xói mòn. Hầu hết các loại phân hóa học đều chứa gốc axit, khi bón xuống ruộng làm cho đất bị chua thêm. Để khử độ chua cho đất ta thường khuyến cáo nông dân bón thêm vôi; điều này sẽ làm tăng chi phí bón phân, đặc biệt khi bón vôi cùng phân bón sẽ gây các phản ứng phụ làm mất dinh dưỡng, giảm hiệu quả của phân.

VN là nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều, đồng ruộng trũng bị ngập nước, phần đồi dốc phân dễ bị bay hơi và bị rửa trôi. Để tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng trong phân bón, rất cần những loại phân chậm hoặc không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường axit do rễ cây tiết ra; như vậy loại bỏ được hiện tượng dinh dưỡng bị cố định và rửa trôi, hiệu quả sử dụng có thể tăng lên đến trên 90%.

Bên cạnh đó, chất lượng nông sản phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng có đầy đủ và cân đối hay không. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bón phân cân đối làm tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc, tăng hàm lượng các vitamin trong rau và hoa quả, tăng hàm lượng đường trong mía và làm hình dáng, màu sắc nông sản hấp dẫn hơn.

Phân lân Văn Điển là loại phân khoáng tự nhiên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đồng đất nước ta, với thành phần chủ yếu là Ca2 (PO4)2 nên Văn Điển không phải là phân hóa học, không tan trong nước, chỉ tan được trong môi trường axit do rễ cây tiết ra nên không bị rửa trôi, không gây ô nhiễm môi trường nên thích hợp với việc canh tác nông sản sạch, nông sản hữu cơ.

Đặc biệt, phân bón Văn Điển có tính kiềm, pH = 8-8,5 nên có tác dụng khử chua, rất thích hợp với ruộng chua, mặn phèn, đất đồi núi bạc màu ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ… phân lân nung chảy (như của Văn Điển) được liệt vào danh mục phân khoáng thiên nhiên thân thiện môi trường (Friendly Environment) và nhập khẩu nhiều dùng trong canh tác nông sản hữu cơ.

Cty CP Phân lân Văn Điển đang cung cấp cho thị trường trên 60 loại phân bón chuyên dùng cho từng loại đất, từng loại cây trồng theo từng thời điểm sinh trưởng. Sản phẩm phân chuyên dùng Văn điển SX trên nền lân Văn Điển đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng cung cấp đồng thời, cân đối cho cây trồng.

Lân Văn Điển là loại phân khoáng thiên nhiên (không phải là phân hóa học) nên thích hợp với việc canh tác nông sản sạch theo VietGAP, Global GAP.

Phân bón Văn Điển có mặt đầy đủ 16 chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K), trung lượng (S, Mg,Ca, Si) và các chất vi lượng như Fe, Mn, Cu, Zn Mo, Co, B… Tổng thành phần dinh dưỡng lên đến trên 95% và đều không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên không bị rửa trôi, cung cấp cùng một lúc đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng một cách cân đối, nên hạn chế được sâu bệnh, lốp đổ; tiết kiệm chi phí do không phải sử dụng thuốc BVTV, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ nguồn nước, không gây ô nhiễm môi trường.

Mỗi yếu tố trong phân lân Văn điển đều có tác dụng tăng độ phì rất cao. Từng chất dinh dưỡng của phân FMP đều không tan trong nước nhưng lại tan tốt trong axít yếu, trong đất hoặc do rễ cây tiết ra. Chính vì vậy, phân lân Văn Điển rất tiện lợi trong việc sử dụng và có thể dự trữ được lâu vì phân không hút ẩm, không biến chất ngay cả khi bị ẩm hay bị nung nóng dưới 500 độ C nên khi bón nó nằm trong đất và vẫn tiếp tục cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Trong khi các loại phân khác dễ hòa tan trong nước như supe photphat, photphat amon hiệu quả ngay nhưng dễ dàng bị nhôm trong đất cố định lại nên bị mất hiệu lực nhanh.

(*): Tác giả hiện là TGĐ Cty CP Phân lân Văn Điển

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất