| Hotline: 0983.970.780

Năng suất nhất tỉnh lúa

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:25 (GMT+7)

Năm 2012, Đông Hưng được công nhận là huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh Thái Bình, đạt mức bình quân trên 13 tấn/ha.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đông Hưng (Thái Bình) Nguyễn Văn Chúc cho biết: Năm 2012, Đông Hưng được công nhận là huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh, đạt mức bình quân trên 13 tấn/ha. Vụ xuân 2013 lại được mùa với tổng diện tích gieo cấy 12.500 ha, năng suất ước đạt trên 72 tạ/ha.

Thành tích ấy không phải ngẫu nhiên. Do xác định vụ lúa xuân có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, nên chủ trương của huyện là SX vụ xuân phải bảo đảm hai yêu cầu: An toàn và hiệu quả. Để thực hiện được điều đó, toàn bộ hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã được huy động để chỉ đạo SX nông nghiệp một cách quyết liệt.

Trên cơ sở dự báo vụ xuân 2013 là một vụ xuân ấm, lãnh đạo huyện đã có một loạt biện pháp như thực hiện tốt về cơ cấu giống; thời vụ; điều hành nước; phòng trừ sâu bệnh... nhằm giành thế chủ động hoàn toàn cho một vụ xuân đạt hiệu quả cao.


Đồng lúa Đông Hưng liên tiếp được mùa

Ngay từ đầu vụ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trên toàn huyện, dù đã có trình độ vững vàng và rất có kinh nghiệm trong việc xử lý những tình huống thời tiết bất thuận, vẫn được quán triệt sâu sắc một tinh thần sẵn sàng đối phó với diễn biến phức tạp của thời tiết và sâu bệnh.

Năm 2012, các xã đều tập trung cho việc dồn điền đổi thửa. Để khỏi lỡ thời vụ của vụ xuân 2013, huyện đã chỉ đạo các xã làm đất trên toàn bộ diện tích, để khi dồn điền đổi xong, nhận đất mới là bà con có thể cấy ngay. Thời vụ gieo, cấy được kiểm soát nghiêm ngặt.

Về cơ cấu giống, các xã bị nghiêm cấm xây dựng đề án SX có cơ cấu giống lúa dài ngày, dành 100% diện tích cho các giống lúa ngắn ngày; trong đó 70% diện tích là các giống lúa thuần, lúa lai có năng suất cao. Lúa thuần có TBR1, Q5, BC15, lúa lai có D.ưu 527, TX111, TBR36... 30% diện tích còn lại dành cho những giống lúa có chất lượng gạo cao như Bắc thơm 7, T10, Nếp 97, RVT, VS1, lúa Nhật, QR1...

Chỉ sử dụng những giống lúa bảo đảm chất lượng do các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân cung cấp. Tuyệt đối cấm dùng những giống lúa đã qua nhiều vụ SX do các hộ tự chọn lọc. Tổ chức xây dựng mô hình SX một số giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo khá, có khả năng thích ứng rộng và kháng được một số loại sâu bệnh chính nhằm chọn lọc, bổ sung vào cơ cấu giống.

Người dân Đông Hưng vốn nổi tiếng cần cù và giàu kinh nghiệm thâm canh. Ngoài giống ra thì “nhất nước, nhì phân”. Để chủ động về nước tưới, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc những biện pháp điều hành về thuỷ nông. Việc đổ ải phải tuân theo sự chỉ đạo của tỉnh, của huyện và căn cứ vào yêu cầu thời vụ gieo cấy lúa xuân muộn; đồng thời phải khoanh vùng để không làm ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông.

Một chiến dịch làm thuỷ lợi, đặc biệt là việc tu bổ, nạo vét các sông trục, sông dẫn, hệ thống kênh mương nội đồng, củng cố bờ vùng, bờ thửa, khơi thông dòng chảy cuối để phục vụ tốt cho việc tưới, tiêu... đã được phát động trên toàn huyện. Việc chăm bón được chỉ đạo gọn trong sáu chữ “bón đủ và bón cân đối”. Đơn giản vậy, nhưng rất hiệu quả, nông dân dễ thuộc, dễ làm theo.

Vụ xuân ấm và thời tiết diễn biến phức tạp luôn là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh. Làm tốt nhưng bảo vệ không tốt thì thà đừng làm. Nhận thức rõ điều đó, nên công tác BVTV được đặc biệt coi trọng.

Ngoài việc phòng trừ sâu bệnh, dịch hại bằng biện pháp thâm canh tổng hợp thông qua việc chấp hành nghiêm túc cơ cấu giống, thời vụ đến mật độ cấy và phương pháp bón phân, vệ sinh đồng ruộng, thì công tác điều tra, phát hiện, dự báo sớm các đối tượng sâu, bệnh trên đồng ruộng được tăng cường với yêu cầu phải kịp thời, chính xác.

Cán bộ BVTV đã bám sát đồng ruộng để hướng dẫn nông dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh theo quy định: Đúng lịch, đúng lúc, đúng thuốc, đúng cách, đúng đối tượng sâu bệnh; tránh dùng thuốc tràn lan, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Các biện pháp phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa được thực hiện đồng bộ...

Từ những vụ lúa bội thu của Đông Hưng, có rất nhiều điều để suy gẫm.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm