| Hotline: 0983.970.780

Nem chả Khánh Hòa nói không với hàn the

Thứ Tư 19/12/2018 , 14:50 (GMT+7)

Tỉnh Khánh Hòa có khoảng trên 50 cơ sở sản xuất nem chả, tập trung chủ yếu tại huyện Diên Khánh, TX Ninh Hòa và TP Nha Trang.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, các cơ sở SX được cơ quan chức năng liên tục thanh kiểm tra, lấy mẫu giám sát. Kết quả hầu hết không phát hiện các mẫu vi phạm.

Đó là chia sẻ của bà Đào Thị Kim Chi, Phó phòng Quản lý chất lượng (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa).

Theo bà Chi, qua kiểm tra các cơ sở đều có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, công nhân được khám sức khỏe định kỳ hàng năm, hồ sơ nguồn gốc rõ ràng và lưu đầy đủ… Đặc biệt, mới đây Chi cục lấy mẫu giám sát không phát hiện nem chả chứa hàn the.

Ghi nhận của PV tại cơ sở nem chả Mao nức tiếng chợ Thành, thị trấn Diên Khánh (Diên Khánh) là khuôn viên SX sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Các dụng đồ đựng thực phẩm sống (thịt) bằng thau inox. Cơ sở có đầu tư máy móc phục vụ trong các công đoạn chế biến xay, giã thịt, vừa giảm sức lao động của công nhân, đáp ứng nhu cầu SX lớn, vừa đảm bảo yêu cầu ATTP.

15-14-50_5
Nem chả Mao được người tiêu dùng ưa chuộng vì ATTP

Mỗi công đoạn sản xuất từ khâu lóc thịt, xay thịt, đến gói chả đều phân chia từng người làm việc riêng biệt và nhịp nhàng. Công nhân đều trang bị găng tay bảo hộ lao động.

Bà Võ Thị Lại, chủ cơ sở nem chả Mao cho biết, mỗi ngày cơ sở mở cửa hoạt động từ 6 giờ sáng cho đến 10 giờ cùng ngày, cung cấp ra thị trường khoảng 100 kg nem chả các loại. Tuy nhiên dịp Tết Nguyên đán càng hút hàng, cơ sở đáp ứng lên đến 500kg nem chả/ngày. Vì thế, lượng công nhân cũng sẽ tăng lên, lúc cao điểm lên đến 20 người/ngày.

15-14-50_6
Chủ cơ sở nem chả Mao ở Diên Khánh

Theo bà Lại, nem chả ở đây chủ yếu bán tại chỗ. Thành phần chính làm ra nem chả là thịt heo, loại đặc biệt được cơ sở lựa chọn vào sáng sớm ở chợ Thành được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận ATTP. Sau đó, thịt heo được các công nhân làm sạch chọn ra từng loại để chế biến. Cụ thể, loại thịt trắng thì dành làm chả lụa, còn loại thịt đỏ dùng làm nem.

“Ngoài cách chế biến, cách luộc chả lụa cũng phải khéo sao cho vừa chín tới sẽ giúp chả vừa giòn vừa dai, thơm ngon. Chả lụa loại nhỏ bằng nắm tay chỉ cần luộc như rau là vừa. Còn chả lụa loại 0,5kg, thì luộc trong vòng 30 phút thì sẽ rất ngon. Nem chả sau khi làm ra được chúng tôi tiêu thụ trong ngày, với giá dao động 110 ngàn đồng/kg, cam kết với người tiêu dùng là không chứa hàn the”, bà Mao bộc bạch.

Cơ sở nem chả Khánh Hằng (TP Nha Trang) cũng SX theo nghề truyền thống của gia đình gần 20 chục năm và cam kết với người tiêu dùng không sử dụng hàn the trong sản phẩm.

15-14-50_2
Nem chả Khánh Hằng nói không với hàn the

Chị Nguyễn Thị Hằng, chủ cơ sở này cho biết, nem chả Khánh Hằng đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Quy mô SX của cơ sở bình quân 50kg nguyên liệu/ngày. Sản phẩm ngoài tiêu thụ tại các chợ, còn được các khách sạn, nhà hàng và siêu thị 3F Nha Trang - một điểm kinh doanh thực phẩm an toàn làm cầu nối tiêu thụ.

Đào Thị Kim Chi cho biết, để tiếp tục giám sát cảnh báo người tiêu dùng các sản phẩm nem chả, từ nay cho đến Tết Nguyên đán đơn vị sẽ tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở SX trên địa bàn. Từ đó, giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng.

 

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.