| Hotline: 0983.970.780

Nếp Cô Tiên giúp 'đại điền chủ' Thái Bình đã lớn càng thêm mạnh

Thứ Năm 18/05/2023 , 18:42 (GMT+7)

Với ưu điểm nổi trội, giống lúa nếp Cô Tiên đã thuyết phục được các 'đại điền chủ' tại Thái Bình đưa vào sản xuất lớn, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Nếp Cô Tiên làm xiêu lòng các "đại điền chủ"

Công ty TNHH Nông nghiệp Nhiệt Đới (Công ty Nông nghiệp Nhiệt Đới) vừa phối hợp cùng Câu lạc bộ (CLB) đại điền huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) và thương nhân thu mua lúa gạo huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) tổ chức hội nghị liên kết sản xuất, kinh doanh lúa gạo vụ xuân 2023 và tham quan nhà máy sản xuất giống lúa của Công ty tại xã Tân Quang (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).

Ông Ngô Quang Điểm (đứng), Giám đốc Công ty Nông nghiệp Nhiệt Đới thông tin tới các 'đại điền chủ' Thái Bình và thương nhân thu mua lúa gạo Hưng Yên về giống lúa nếp Cô Tiên. Ảnh: Trung Quân.

Ông Ngô Quang Điểm (đứng), Giám đốc Công ty Nông nghiệp Nhiệt Đới thông tin tới các "đại điền chủ" Thái Bình và thương nhân thu mua lúa gạo Hưng Yên về giống lúa nếp Cô Tiên. Ảnh: Trung Quân.

Đây là tín hiệu vui cho thấy mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng giống lúa với hộ sản xuất lớn và các nhà chế biến, tiêu thụ lúa gạo ngày càng bền chặt. Nói cách khác, chuỗi liên kết này càng phát triển thì cơ hội xây dựng những cánh đồng lúa lớn càng rộng mở.

Tại hội nghị, các thành viên CLB đại điền không giấu được niềm vui khi những diện tích gieo cấy giống nếp Cô Tiên trong vụ xuân 2023 sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, chỉ ít ngày nữa là cho thu hoạch với năng suất trung bình dự kiến từ 2,5 - 2,6 tạ/sào (360m2). Đây là vụ lúa được đánh giá thành công tiếp theo sau những vụ lúa bội thu trước đó mà giống lúa nếp Cô Tiên mang lại.

Ông Vũ Văn Thạch ở thị trấn Kiến Xương gieo cấy 8 mẫu nếp Cô Tiên phấn khởi chia sẻ, từ 3 năm trước, ông đã đưa giống nếp này vào gieo cấy, ban đầu cũng có chút e ngại vì chưa tiếp cận với giống lúa mới này bao giờ.

Tuy nhiên, mọi lo lắng nhanh chóng tan biến khi ngay vụ đầu tiên ông đã thu được những kết quả ngoài mong đợi. Năng suất, giá bán lúa nếp Cô Tiên đều vượt trội so với các giống nếp trước đây ông từng làm. Vậy là càng làm càng ham, ông từng bước mở rộng diện tích.

Theo ông Thạch, giống nếp Cô Tiên có khả năng chịu hạn, chịu ngập úng, chống đổ tốt, đẻ nhánh khỏe, nhiều bông trên khóm nên giúp người trồng thuận lợi áp dụng cơ giới hóa, giảm công chăm sóc.

Minh chứng là hầu hết các hộ đại điền khi tích tụ ruộng đất thường là những diện tích ruộng xấu, canh tác không hiệu quả nhưng khi đưa nếp Cô Tiên vào trồng thì mọi bất lợi về điều kiện canh tác đều dễ dàng vượt qua. Khi thu hoạch, các diện tích cấy giống nếp này vẫn cho năng suất trung bình từ 2,4 - 2,6 tạ/sào (lúa tươi).

Ông Phạm Văn Hiền, Giám đốc HTX Sản xuất - Kinh doanh - Dịch vụ nông nghiệp Thanh Nê (thị trấn Kiến Xương) mong muốn thời gian tới sẽ cùng Công ty Nông nghiệp Nhiệt Đới và các đơn vị thu mua lúa hợp tác xây dựng chuỗi liên kết sản xuất lúa. Ảnh: Trung Quân.

Ông Phạm Văn Hiền, Giám đốc HTX Sản xuất - Kinh doanh - Dịch vụ nông nghiệp Thanh Nê (thị trấn Kiến Xương) mong muốn thời gian tới sẽ cùng Công ty Nông nghiệp Nhiệt Đới và các đơn vị thu mua lúa hợp tác xây dựng chuỗi liên kết sản xuất lúa. Ảnh: Trung Quân.

Ông Trương Văn Huân (cùng thị trấn Kiến Xương) cấy 20 mẫu nếp Cô Tiên cho hay, mặc dù vụ xuân năm nay thời điểm đầu vụ điều kiện thời tiết có những diễn biến thất thường, bất lợi cho sản xuất, tuy nhiên với bộ rễ khỏe, khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt nên cây lúa đã phát triển nhanh năng suất dự kiến 2,5 tạ/sào.

“Thú thật, mình đầu tư không biết bao nhiêu công sức, chi phí để tích tụ ruộng đất, mua sắm máy móc mở rộng quy mô sản xuất mà gặp được những giống lúa chất lượng, năng suất cao, dễ tiêu thụ thì có vất vả mấy đi chăng nữa cũng thấy vui lòng. Vụ này mà giá bán lúa nếp đạt ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg (lúa tươi) như năm trước thì gia đình mở tiệc ăn mừng ngay”, ông Huân vui vẻ.

Ông Phạm Văn Hiền, Giám đốc HTX Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Thanh Nê (thị trấn Kiến Xương) đánh giá: Người dân Kiến Xương có truyền thống, kinh nghiệm và khát khao làm giàu từ sản xuất lúa, do đó phong trào tích tụ ruộng đất phát triển mạnh mẽ tới đâu thì việc lựa chọn những giống lúa chất lượng để đưa vào sản xuất lại càng được các hộ đặc biệt quan tâm tới đó.

Hiện nay, toàn thị trấn có trên 50 tổ chức, cá nhân tích tụ từ 2ha ruộng trở lên, đây đều là những “nông dân mới” có kiến thức, nhạy bén với thị trường, đam mê làm nông nghiệp nên để một giống lúa thuyết phục được họ và họ tin dùng, gieo cấy trong nhiều vụ là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, nếp Cô Tiên đã làm được điều này.

Theo ông Hiền, việc giúp các nông dân đại điền cùng sử dụng chung một giống lúa chất lượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng những cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ để nâng cao giá trị sản xuất, thu hút được các doanh nghiệp thu mua, chế biến tham gia hình thành chuỗi liên kết bền vững. Chỉ những cánh đồng lớn, sử dụng cùng một giống lúa, cùng phương thức chăm sóc, thâm canh với chất lượng đồng đều mới có thể giải quyết triệt để bài toán sản xuất lúa hàng hóa, dễ dàng trong khâu tiêu thụ.

Các đại biểu tham quan nhà máy sản xuất lúa giống của Công ty Nông nghiệp Nhiệt Đới. Ảnh: Trung Quân.

Các đại biểu tham quan nhà máy sản xuất lúa giống của Công ty Nông nghiệp Nhiệt Đới. Ảnh: Trung Quân.

Đồng thời, hình thức sản xuất đại điền vừa giúp giảm chi phí mua các vật tư đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, vừa giúp tiết kiệm chi phí cho nhiều khâu trung gian. Từ đó, gia tăng lợi nhuận, khích lệ người dân bám đất, bám đồng, không bỏ hoang ruộng đất.

Bà Nguyễn Thị Huyền, thương lái chuyên thu mua, xay xát lúa gạo tại thị trấn Yên Mỹ (Hưng Yên) đánh giá, nếp Cô Tiên là một trong số ít các loại lúa nếp được thị trường ưu chuộng trong thời gian dài nên rất thuận lợi tiêu thụ. Hiện nay, nguồn cung loại nếp này tại các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa… vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Do đó, thông qua hội nghị lần này, bà cũng như nhiều thương lái sẵn sàng hợp tác với các nông dân đại điền Thái Bình để thu mua nếp Cô Tiên trong vụ xuân. Xa hơn, sẽ thảo luận với các nông dân đại điền để phát triển chuỗi liên kết bền vững với sự tham gia của 3 bên (Công ty Nông nghiệp Nhiệt Đới cung cấp giống, các nông dân đại điền sản xuất và hội thương lái Yên Mỹ sẽ thu mua toàn bộ sản lượng).

Muốn có gạo chất lượng, cần tìm giống "chính chủ"

Ông Ngô Quang Điểm, Giám đốc Công ty Nông nghiệp Nhiệt Đới lưu ý, lúa nếp Cô Tiên là giống lúa nếp do Công ty TNHH Nông nghiệp Nhiệt Đới chọn tạo và được Cục Trồng trọt (Bộ NN- PTNT) cấp bằng bảo hộ giống cây trồng ngày 4/10/2014 và được công nhận là giống lúa quốc gia tại Quyết định số 275/QĐ-TT-CLT ngày 23/6/2015.

Giống lúa nếp Cô Tiên từ lâu đã được người dân ở nhiều tỉnh thành trên cả nước tin dùng. Ảnh: TL.

Giống lúa nếp Cô Tiên từ lâu đã được người dân ở nhiều tỉnh thành trên cả nước tin dùng. Ảnh: TL.

Lúa nếp Cô Tiên là loại nếp đặc sản có thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 130 - 145 ngày, vụ mùa từ 110 - 115 ngày; năng suất 50 - 55 tạ/ha, trong điều kiện thâm canh tốt đạt trên 60 tạ/ha.

Hiện tại, giống lúa không chỉ phân bố rộng rãi tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước mà người dân một số địa phương của Lào, nhất là khu vực biên giới giáp Sơn La, Thanh Hoá, Điện Biên… cũng đang tin dùng với số lượng lớn.

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là giống lúa này vẫn đang bị một số đơn vị, cá nhân tự ý sản xuất, buôn bán khiến người dùng không thể phân biệt được đâu là sản phẩm chính hãng do công ty sản xuất.

Theo ông Ngô Quang Điểm, ngày 10/5/2023, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã ban hành quyết định về việc hủy bỏ quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống lúa nếp Đài Loan (mã số lưu hành đặc cách CNLH.2023.03); tổ chức đăng ký lưu hành đặc cách là Sở NN-PTNT Nam Định. Thời gian hủy bỏ quyết định kể từ ngày 5/5/2023.

Lý do hủy bỏ là Sở NN-PTNT Nam Định có văn bản đề nghị hủy bỏ quyết định công nhận đặc cách giống nếp Đài Loan vì các tính trạng đặc trưng của giống lúa nếp Đài Loan trùng hợp với giống lúa nếp Cô Tiên.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm