| Hotline: 0983.970.780

Lúa nếp Cô Tiên bông xếp ngồn ngộn như mâm thóc đầy

Thứ Tư 19/04/2023 , 09:26 (GMT+7)

QUẢNG NAM Vụ đông xuân 2022 - 2023 cũng như nhiều vụ vừa qua, nông dân Quảng Nam trồng giống lúa nếp Cô Tiên đều trúng mùa lớn, có nơi năng suất tới 11 tấn/ha (lúa tươi).

Đây là giống lúa nếp thuộc sở hữu của Công ty TNHH Nông nghiệp Nhiệt Đới. Hiện nay, giống đang được thương lái đặt sản xuất số lượng lớn và bao tiêu hết sản phẩm với giá cao.

Giống lúa nếp Cô Tiên được sản xuất tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam vụ đông xuân 2022 - 2023. Ảnh: N.Đ.

Giống lúa nếp Cô Tiên được sản xuất tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam vụ đông xuân 2022 - 2023. Ảnh: N.Đ.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa ở Quảng Nam đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất, giá thành. Để giải quyết vấn đề này, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng, thích ứng rộng vào canh tác. Sự ổn định của các giống qua từng năm khi trải qua nhiều loại hình thời tiết, khí hậu khác nhau chính là cơ sở để người dân tiếp tục lựa chọn, đưa vào sản xuất, từng bước gia tăng hiệu quả kinh tế.

Trên cánh đồng rộng 25ha ở phường Điện Nam Đông (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), anh Thân Vũ Hà (thành viên Tổ sản xuất Khối 7, phường Điện Nam Đông) cho biết, trước đây vùng đất này thường xuyên thiếu nước, trồng lúa khó khăn và sản lượng thấp nên hầu hết các hộ gia đình đều bỏ canh tác. Thấy vậy, cách đây 2 năm, anh và các thành viên trong Tổ sản xuất đã thuê lại toàn bộ diện tích này để trồng lúa nếp.

Giống lúa nếp Cô Tiên đã được nông dân tại nhiều địa phương trên cả nước đưa vào sản xuất, cho năng suất, hiệu quả kinh tế rất cao. Ảnh: TL.

Giống lúa nếp Cô Tiên đã được nông dân tại nhiều địa phương trên cả nước đưa vào sản xuất, cho năng suất, hiệu quả kinh tế rất cao. Ảnh: TL.

Được người thân giới thiệu giống lúa nếp Cô Tiên là giống dễ canh tác, thích nghi rộng, có khả năng chịu được hạn và hiệu quả cao, tổ sản xuất của anh Hà quyết định lựa chọn để xuống giống. Dù còn "bán tín bán nghi" nhưng anh vẫn mạnh dạn gieo trồng. Vụ đầu tiên xuống giống, anh cũng lo, nhưng đã yên tâm khi lúa lên tốt, đẻ nhiều nhánh, sinh trưởng phát triển mạnh, sạch sâu bệnh, đặc biệt lúa rất cứng cây, lúc lúa gần chín, nhiều ruộng lúa khác cả lúa tẻ, lúa nếp bị đổ, nhưng lúa nếp Cô Tiên vẫn đứng trơ trơ…

Nhìn cánh đồng lúa chín bông xếp ngồn ngộn trông như mâm thóc đầy vàng rực trong nắng chiều, các thành viên trong Tổ hợp tác ai cũng rất vui mừng. Năm ấy lúa không những cho năng suất cao mà giá bán cũng cao. Thấy vậy, đến vụ đông xuân năm nay (2022 – 2023), anh Hà và các thành viên trong Tổ đã tiếp tục lựa chọn giống nếp Cô Tiên để gieo trồng.

Giống lúa nếp Cô Tiên đạt năng suất rất cao trong nhiều mùa vụ vừa qua ở tỉnh Quảng Nam. Ảnh: N.Đ. 

Giống lúa nếp Cô Tiên đạt năng suất rất cao trong nhiều mùa vụ vừa qua ở tỉnh Quảng Nam. Ảnh: N.Đ. 

Đến thời điểm này, chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là toàn bộ cánh đồng trồng lúa nếp Cô Tiên của Tổ sản xuất Khối 7 sẽ thu hoạch. Nhìn những bông lúa sáng vàng, trĩu hạt, anh Hà khẳng định chắc nịch: “Năm nay như vậy là lại được mùa rồi, năng suất cầm chắc 90 tạ lúa tươi/ha. Vụ trước mỗi bông chỉ có được 85 hạt chắc nhưng năng suất cũng được 74 tạ/ha, năm nay lên đến 120 hạt/bông, năng suất sẽ cao hơn hẳn”.

Cũng theo anh Hà, vụ này điều kiện sản xuất gặp nhiều bất lợi khi có thời điểm mưa nhiều, bị úng, lúc thì thiếu nước nhưng giống lúa nếp Cô Tiên vẫn phát triển tốt, chứng tỏ lúa này chịu úng, chịu hạn rất khá. Qua theo dõi cho thấy giống vẫn giữ được những đặc tính tốt như chống đổ ngã tốt, khả năng đẻ nhánh khỏe, thời gian sinh trưởng trong vụ đông xuân ngắn (chỉ từ 95 – 100 ngày)...  Ngoài ra, tỷ lệ hạt lép/bông cũng rất thấp, hạt chắc xếp dày đặc lên đến tận cổ bông.

Nông dân Quảng Nam đánh giá giống lúa nếp Cô Tiên có nhiều ưu điểm như cứng cây, chống đỗ ngã, chịu hạn tốt, năng suất cao... Ảnh: L.K.

Nông dân Quảng Nam đánh giá giống lúa nếp Cô Tiên có nhiều ưu điểm như cứng cây, chống đỗ ngã, chịu hạn tốt, năng suất cao... Ảnh: L.K.

Anh Hà nói thêm :“Bình thường mỗi chu kỳ phát triển của cây lúa phải cần cấp 11 phiên nước với thời gian trung bình là 7 ngày/phiên nhưng đám ruộng này đến nay mới chỉ được 6 phiên nước mà đã đạt được như vậy rồi, chứng tỏ khả năng chịu hạn của giống nếp Cô Tiên là rất tuyệt vời. Nếu được cấp nước đầy đủ thì năng suất chắc chắn còn cao hơn nữa.

Không chỉ vậy, tới vụ thu hoạch, lúa tươi của chúng tôi được thương lái thu mua tại ruộng nên đỡ được chi phí thuê công phơi. Hiện nay, cứ trung bình 1 tấn lúa, tiền công cho công đoạn này hết khoảng 600.000 đồng. Tính ra làm lúa nếp Cô Tiên cứ mỗi sào (500m2) chúng tôi lãi khoảng trên 1 triệu đồng, trong khi làm lúa khác mức lãi trung bình chỉ khoảng 400.000 đồng”.

Chị Đỗ Thị Be (trú thôn Vu Gia, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, năm nay là năm thứ 5 chị thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giống lúa nếp Cô Tiên với người dân các xã Đại Cường và Đại Minh.

Đã 5 năm liên tục gắn bó với giống lúa nếp này, chi Be nhận thấy đây là giống rất dễ làm, lượng phân bón sử dụng rất ít nhưng cây vẫn khỏe. Nếu như mỗi sào lúa trung bình phải bón từ 30 – 40kg phân (tùy theo vùng đất) thì giống lúa nếp Cô Tiên chỉ mất khoảng 20 – 22kg. Bên cạnh đó, nhiều mùa vụ vừa qua, giống cũng không thấy xuất hiện bất kỳ loại sâu bệnh nào đáng kể.

Năng suất giống lúa nếp Cô Tiên có những vùng lên đến 11 tấn lúa tươi/ha. Ảnh: L.K.

Năng suất giống lúa nếp Cô Tiên có những vùng lên đến 11 tấn lúa tươi/ha. Ảnh: L.K.

“Nếu bà con thực hiện đúng hướng dẫn, phun phòng trừ đạo ôn lá vào lúc cây lúa làm đòng và đạo ôn cổ bông trước lúc trổ thì lúa rất ít khi bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, giống nếp Cô Tiên cũng rất cứng cây, khả năng chống đổ ngã lúc trời mưa gió rất tốt nên trồng giống này giảm thiểu được rủi ro do thời tiết.

Chị Be nói thêm: “Thấy giống nếp Cô Tiên tốt nên diện tích gieo trồng cứ tăng dần qua từng năm. Hiện nay, tôi đang liên kết sản xuất với người dân trong vùng trồng khoảng 20ha. Năm nay lúa nếp Cô Tiên trúng mùa, năng suất cao, trung bình từ 8 – 9 tấn/ha (lúa tươi), có những đám ruộng lên đến 11 tấn/ha và giá thu mua được cam kết từ đầu vụ là 6.500 đồng/kg, cao hơn các giống khác trên địa bàn”.

Với những ưu điểm và lợi thế này, giống lúa nếp Cô Tiên hiện đang được rất nhiều bà con nông dân các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn… quan tâm và đang có ý định mở rộng diện tích.

Giống lúa nếp Cô Tiên sản xuất tại Hà Nội trong vụ mùa 2021. Ảnh: TL.

Giống lúa nếp Cô Tiên sản xuất tại Hà Nội trong vụ mùa 2021. Ảnh: TL.

Anh Trương Tấn Bốn, thương lái chuyên thu mua giống lúa nếp Cô Tiên ở huyện Duy Xuyên cho biết: “Lúa nếp Cô Tiên là giống chất lượng, giá bán cũng thuộc vào loại cao nhất nhì trong các giống lúa nếp nên người dân trong tỉnh sản xuất rất nhiều. Mỗi năm, khi đến kỳ thu hoạch, thương lái ở nhiều tỉnh khác còn đến đây tranh giành nhau thu mua, có bao nhiêu họ cũng mua hết. Riêng tôi trung bình mỗi năm thu mua của bà con khoảng 800 – 1.000 tấn”.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.