| Hotline: 0983.970.780

Nga: Hàng chục nghìn người Moscow tình nguyện tiêm vacxin Sputnik V

Thứ Năm 10/09/2020 , 09:58 (GMT+7)

Điều kiện để trở thành tình nguyện viên là chưa từng mắc Covid-19, không mang thai hoặc đang cố gắng có con. 

Vacxin phòng Covid-19 của Nga. Ảnh: AFP.

Vacxin phòng Covid-19 của Nga. Ảnh: AFP.

Thử nghiệm tiêm vacxin Spunik V diện rộng mà Moscow tiến hành cần khoảng 40.000 người tham gia tình nguyện.

"Những người đầu tiên tham gia chương trình thử nghiệm được chủng ngừa tại các phòng khám trong thành phố", Phó thị trưởng Moscow Anastasia Rakova, chịu trách nhiệm về phát triển xã hội, nói.

Tuy nhiên, theo bà Rakova, mới có hơn 35.000 người Moscow nộp đơn đăng ký tiêm vacxin này.

Đây là "thử nghiệm sau đăng ký". Giới chức y tế cho biết tình nguyện viên sẽ được theo dõi chặt chẽ thông qua một ứng dụng chuyên biệt.

Hiện nay ở thủ đô Moscow, nghiên cứu vacxin ngừa Covid-19 đang được thực hiện tại 6 cơ sở y tế, trong tương lai sẽ tăng lên 20.

Phó thị trưởng Moscow cho biết vacxin sẽ được tiêm thành 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, những người tình nguyện được tiêm thành phần đầu tiên, và sau 21 ngày tiêm thành phần thứ hai. Các thành phần này khác nhau về các hoạt chất, điều này được thực hiện để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Vaccine Sputnik V, do Viện nghiên cứu Gamaleya phát triển, được Nga phê duyệt ngày 11/8, tài trợ bởi Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga. Đây là vacxin Covid-19 đầu tiên trên thế giới được cấp phép và gây nhiều hoài nghi về hiệu quả cũng như độ an toàn do chỉ mới thử nghiệm lâm sàng trên vài chục người.

Con gái của Tổng thống Vladimir Putin, và Thị trưởng Moscow, Sergei Sobyanin, là những người đầu tiên sử dụng vacxin, theo truyền thông nhà nước.

Nga cũng sẽ sớm tiêm chủng vacxin này cho nhóm lao động tuyến đầu, bao gồm các nhân viên y tế, lực lượng biên phòng, giáo viên... Tất cả tiêm vacxin trên cơ sở tự nguyện, được giám sát chặt chẽ.

Trước đó, ngày 4/9, Nga đã công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 trên Tạp chí Y khoa Lancet. Theo đó, tất cả 76 tình nguyện viên tham gia đều có đáp ứng miễn dịch dịch thể và tế bào ổn định. Ngoài ra, Spunik V cũng không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng cho họ theo bất kỳ tiêu chí nào.

Mức kháng thể ở những người tình nguyện tiêm vacxin cao gấp từ 1,4-1,5 lần so với mức kháng thể ở những người đã bị bệnh.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng quy mô thử nghiệm quá nhỏ để chứng minh tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm.

Thử nghiệm giai đoạn 3 cũng đã bắt đầu hôm 9/9, với những điều kiện nghiêm ngặt hơn như sử dụng giả dược, có nhóm đối chứng.

Sputnik V dựa trên công nghệ vector, từng được sử dụng để điều chế vacxin Ebola và MERS. Vector là một virus vô hại, thiếu đi đoạn gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên, được các nhà khoa học dùng để vận chuyển vật chất di truyền của một loại virus khác vào tế bào người. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T (tế bào miễn dịch) để tự bảo vệ.

(Theo AFP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.