| Hotline: 0983.970.780

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 sáng 30/7

Băn khoăn phía sau tuyên bố ‘phê duyệt vacxin Covid-19’ của Nga

Thứ Năm 30/07/2020 , 09:09 (GMT+7)

Nga tuyên bố họ đang trên đường phê duyệt sử dụng đại trà vacxin Covid-19 vào giữa tháng 8. Nhưng tốc độ của quá trình đang làm nảy sinh nhiều câu hỏi.

Tuyên bố phê duyệt vacxin Covid-19 của Nga đang làm nảy sinh nhiều câu hỏi. Ảnh: CNN.

Tuyên bố phê duyệt vacxin Covid-19 của Nga đang làm nảy sinh nhiều câu hỏi. Ảnh: CNN.

Nga dự định là nước đầu tiên trên thế giới phê duyệt vacxin virus Corona, trong vòng chưa đầy hai tuần - bất chấp những lo ngại về sự an toàn, hiệu quả và về việc liệu quốc gia này có cắt giảm các khâu quan trọng trong phát triển hay không, CNN cho biết.

Các quan chức Nga nói với CNN rằng họ đang thúc đẩy phê duyệt vacxin Covid-19, được tạo ra bởi Viện Gamaleya có trụ sở tại Moscow, vào ngày 10/8 hoặc sớm hơn.

“Nó sẽ được chấp thuận cho sử dụng đại trà, và các nhân viên y tế tuyến đầu sẽ được sử dụng đầu tiên”, các quan chức cho biết.

"Đó là một khoảnh khắc Sputnik", Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ tài sản có chủ quyền của Nga, đang tài trợ cho nghiên cứu vacxin, ví von phê duyệt vacxin với việc phóng thành công vệ tinh đầu tiên trên thế giới vào năm 1957 bởi Liên Xô.

"Người Mỹ đã rất ngạc nhiên khi họ nghe thấy tiếng bíp của Sputnik. Cũng giống như với loại vacxin này. Nga sẽ là nước dẫn đầu", ông Dmitriev bổ sung.

Nhưng Nga không công bố dữ liệu khoa học về những thử nghiệm và CNN không thể xác minh tính an toàn hay hiệu quả của vacxin này.

Các nhà phê bình cho rằng việc thúc đẩy vacxin của đất nước xuất hiện trong bối cảnh áp lực chính trị từ Điện Kremlin, vốn luôn muốn mô tả Nga là lực lượng khoa học toàn cầu.

Cũng có nhiều lo ngại liên quan tới việc thử nghiệm chưa đầy đủ vacxin ở người.

Hàng chục thử nghiệm đang được tiến hành trên khắp thế giới. Cũng có một số lượng nhỏ trong số đó có hiệu quả quy mô lớn. Nhưng hầu hết các nhà phát triển cảnh báo rằng vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi vacxin của họ có thể được phê duyệt.

Trong khi một số vacxin toàn cầu đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ ba, vacxin Covid-19 của Nga vẫn chưa hoàn thành giai đoạn thứ hai.

Các nhà phát triển có kế hoạch hoàn thành giai đoạn đó trước ngày 3/8, và sau đó tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ ba song song với việc tiêm phòng cho nhân viên y tế.

Các nhà khoa học Nga cho biết vacxin được nhanh chóng phát triển vì đây là phiên bản sửa đổi của một loại vacxin từng được tạo ra nhằm chống lại các bệnh khác. Đó cũng là cách tiếp cận đang được nhiều quốc gia khác và các công ty khác áp dụng.

Trong số đó, đáng chú ý, Moderna, đang được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 3 hôm 27/7, chế tạo vacxin virus Corona dựa trên một loại khác chống lại virus MERS. Trong khi điều này thúc đẩy quá trình phát triển, các cơ quan quản lý của Mỹ và châu Âu đang yêu cầu bổ sung đầy đủ các xét nghiệm về tính an toàn và hiệu quả của vacxin.

Bộ Quốc phòng Nga nói các binh sĩ Nga là tình nguyện viên trong các thử nghiệm ở người.

Trong các ý kiến ​​được ghi lại cung cấp cho CNN, Alexander Ginsburg, Giám đốc dự án, cho biết ông cũng tự tiêm vacxin cho mình.

Các quan chức Nga cho biết loại thuốc này được nhanh chóng thông qua phê duyệt vì đại dịch toàn cầu và vấn đề dịch Covid-19 nghiêm trọng của quốc gia này. Nga hiện có hơn 800.000 trường hợp mắc Covid-19 được xác nhận chính thức.

"Các nhà khoa học của chúng tôi tập trung không phải vì mục đích là nước đầu tiên (phê duyệt vacxin) mà là bảo vệ con người", ông Dmitriev nói.

Loại vacxin này sử dụng các vec-tơ adenovirus ở người đã được làm yếu để chúng không tái tạo trong cơ thể. Không giống như hầu hết các loại vacxin khác trong quá trình phát triển, nó dựa vào hai vectơ chứ không phải một và bệnh nhân sẽ được tiêm mũi thứ hai.

Các quan chức cho biết dữ liệu khoa học của họ hiện đang được biên soạn và sẽ được cung cấp để đánh giá và công bố ngang hàng vào đầu tháng 8.

"Nga từng thống trị vị trí dẫn đầu trong phát triển vacxin và nền tảng vacxin Ebola và MERS của Nga đã được chứng minh mang lại giải pháp an toàn và hiệu quả đầu tiên cho các vấn đề lớn nhất thế giới", ông Dmitriev nói với CNN trước đây.

Tuy vậy, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết không có vacxin nào được phê duyệt cho dịch MERS.

Các thử nghiệm vacxin quy mô lớn ở Anh, Hoa Kỳ và các nơi khác đang tiến hành nhanh chóng nhưng có điểm chung là không cam kết về thời hạn mà sản phẩm của họ sẽ được phê duyệt.

Kết quả ban đầu từ các thử nghiệm vacxin do Đại học Oxford và AstraZeneca phát triển là đầy hứa hẹn, nhưng Mike Ryan, Giám đốc điều hành của Chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế Thế giới, đã nói hồi đầu tháng rằng "còn một chặng đường dài".

"Đây là những nghiên cứu ở Giai đoạn 1. Hiện tại chúng tôi cần chuyển sang các thử nghiệm thực tế quy mô lớn hơn, nhưng thật tốt khi thấy nhiều dữ liệu và nhiều sản phẩm chuyển sang giai đoạn phát hiện vacxin rất quan trọng này", ông nói.

Đầu tháng này, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc các điệp viên Nga đột nhập vào phòng thí nghiệm nghiên cứu của Mỹ, Canada và Anh để đánh cắp bí mật phát triển vacxin.

Các quan chức Nga cũng phủ nhận các báo cáo thành viên cốt cán trong giới chính trị và kinh doanh của đất nước - bao gồm cả Tổng thống Vladimir Putin - được cấp quyền truy cập sớm với vacxin.

(Theo CNN)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất