| Hotline: 0983.970.780

Nga ra đòn hủy dự án khí đốt, nhiều nước EU méo mặt

Thứ Tư 03/12/2014 , 08:21 (GMT+7)

Tổng thiệt hại mà các đối tác nước ngoài, chủ yếu từ EU sẽ phải chịu lên tới 2,82 tỷ euro, dẫn đến nhiều nhận định cho rằng "EU đã đi sai một nước và thua cuộc hoàn toàn”.

Giám đốc tiếp thị của Công ty khí đốt Séc Vemex hôm thứ Ba nói với Sputnik rằng hậu quả của việc hủy dự án khí đốt Dòng chảy Phương Nam (South Stream) của Nga có thể là thảm họa đối với một số quốc gia châu Âu ở vùng Baltic, như Bulgaria, Serbia, Hungary và Áo.

Ông Hugo Hyselka cho rằng hành động của chính quyền Bulgaria và các đối tác châu Âu của nước này cố ý “đánh chìm" dự án này là đã phạm một sai lầm lớn và có thể gây thiệt hại thực sự cho an ninh năng lượng châu Âu.

Theo ông Kyselka, “sẽ là cực kỳ rủi ro khi phải dựa vào các nguồn nhiên liệu thô nằm cách người tiêu dùng hàng trăm km mà không tính gì đến tình hình chính trị ở các nước đó”.

Vị giám đốc tiếp thị của công ty Vemex còn lên án EU khi nói rằng “Brussels đã chứng tỏ cho thấy họ chẳng quan tâm gì đến nhu cầu của người dân bình thường, mà chỉ quan tâm mỗi đến mục đích chính trị”. Và ông cho rằng EU đã “chơi một trò chơi cực kỳ mạo hiểm bằng lòng tin của cử tri”.

Ông Kyselka nói rằng “không còn nghi ngờ gì nữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thắng trong cuộc chơi ở dự án Dòng chảy Phương Nam khi mà EU đã đi sai một nước và thua cuộc hoàn toàn”.

Trước đó vào hôm thứ Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi gặp gỡ với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ đã nói rằng Nga sẽ sớm tăng lượng vận chuyển khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ thêm 3 tỷ m3 mỗi năm thông qua dự án Dòng chảy Xanh (Blue Stream), đây là một đường ống hiện đang hoạt động chạy xuyên qua biển Đen.

Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố rằng Nga không còn muốn tiếp tục thực hiện dự án Dòng chảy Phương Nam nữa vì thái độ “không xây dựng” của Ủy ban châu Âu (EC) trong vấn đề này.

Năm 2012, công ty năng lượng Nga Gazprom công bố xây dựng đường ống Dòng chảy Phương Nam chạy qua Biển Đen với mục đích giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra khi khí đốt của Nga chuyển đến vùng trung và nam Âu qua Ukraine có thể bị gián đoạn. Đường ống này dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào năm 2018.

Tuy nhiên, EC có quan điểm phê phán dự án này, cho rằng việc vừa sở hữu một đường ống lại vừa sản xuất khí đốt để cho chạy qua đường ống đó là bất hợp pháp. Moscow thì khẳng định việc xây dựng đường ống này không  vi phạm quy định nào cả.

Việc Nga hủy dự án trên đã có ngay phản ứng từ các nước có liên quan mà đa phần tỏ ra tiếc nuối.

Tổng giám đốc của công ty dầu khí quốc tế của Áo OMV ông Gerhard Roiss khi trả lời phỏng vấn đài Áo O1 tỏ ra cảm thấy tiếc cho châu Âu khi Nga bỏ mất dự án này. “Đó là diễn biến đáng tiếc cho châu Âu vì châu Âu cần khí ga của Nga, châu Âu không thể không có khí ga của Nga được”, ông nói. “Thiết bị đường ống này cần phải có để đảm bảo an ninh (năng lượng). Cho nên những gì đang diễn ra đúng là một bước đi lầm đường lạc lối”.

Ông còn nói rằng “vấn đề hiện nay là những cơ hội mang lại khả năng cung cấp khí ga cho vùng đông nam châu Âu thì giảm còn sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp và một tuyến đường qua Ukraine là cao”.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NOVA phó chủ tịch ủy ban năng lượng Bulgaria, ông Martin Dimitrov nói rằng quyết định từ bỏ dự án khí Dòng chảy Phương Nam của Nga và việc chuyển lại hướng sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là một đòn chiến thuật nữa của Tổng thống Vladimir Putin.

Ông Dimitrov vẫn chưa tin Nga từ bỏ hẳn dự án này được mà tuyên bố như ra vậy chỉ là đòn chiến thuật của ông Vladimir Putin. Vị quan chức này cho rằng việc tái chuyển hướng đường ống dẫn khí này sang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến cho dự án này không có tính chất thực tế về mặt kinh tế mà chẳng qua chỉ là nhằm tăng áp lực cho Bulgaria và EC.

Cựu Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Bulgaria ông Rumen Ovcharov thì tỏ ra không lạc quan cho lắm. “Điều rõ như ban ngày là Bulgaria sẽ chẳng được bồi thường gì khi dừng dự án Dòng chảy Phương Nam mà lại còn rơi vào tình thế của kẻ thua cuộc. Chúng ta sẽ phải nói cám ơn tới ông Boyko Borisov (Thủ tướng Bulgaria) với 5 năm qua đã giúp dừng được cả thảy 3 dự án hạ tầng lớn ở Bulgaria mà lẽ ra đã có thể thu hút được đáng kể đầu tư cho đất nước và tạo ra được nhiều lợi ích kinh tế lớn”.

Ông nói: “Thổ Nhĩ Kỳ giờ lại được hưởng mọi lợi ích kinh tế. Còn đối với chúng ta thì về lý thuyết mà nói chúng ta có thể xây dựng một đường kết nối liên hệ thống với Thổ Nhĩ Kỳ để chuyển khí đốt của Nga sang Bulgaria. Tôi thấy chẳng còn có thêm cơ hội để mà nói chuyện. Nga đã tỏ ra hết sức kiên nhẫn rồi”.

Đối với Thủ tướng Serbia Alesandr Vucic, cái tin Nga hủy dự án coi như là một tin xấu.

Ông nói: “Serbia đã đầu tư vào dự án này 7 năm rồi vậy mà giờ lại phải trả giá cho cuộc xung đột giữa những nước lớn với nhau”, RTS dẫn lời ông ca thán như vậy. Ông Vucic bày tỏ muốn thảo luận vấn đề này với Tổng thống Putin và những quan chức Nga khi quay trở về từ phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York, Mỹ.

Thiệt hại với các nước liên quan thế nào chưa rõ được nhưng mà thiệt hại đối nhiều công ty phương Tây liên quan đến dự án này cũng lại rõ như ban ngày.

Các công ty châu Âu sẽ chịu thiệt hại ước tính không dưới 2,5 tỷ euro khi dự án bị đóng băng là tuyên bố của Công ty Vận tải Dòng chảy Phương Nam.

Nếu mà dự án còn thì công ty Europipe của Đức lẽ ra đã có thể cung cấp 50% đường ống cho giai đoạn đầu của dự án theo hợp đồng trị giá 500 triệu euro.

Tổ hợp nhà đầu tư Nhật Bản gồm Marubeni-Itochu và Sumitomo đã nhận được đơn đặt hàng trị giá 320 triệu để cung cấp 40% đường ống cho giai đoạn 2 của dự án.

Nếu tính cả thiệt hại của các nhà đầu tư Nhật Bản, tổng thiệt hại mà các đối tác nước ngoài sẽ phải chịu lên tới 2,82 tỷ euro.

Một hợp đồng lắp đặt đường ống giai đoạn 1 đã được ký với công ty của Italia là Saipem trị giá 2 tỷ euro, đấy là chưa kể một hợp đồng khác với cũng với công ty này về cung cấp dịch vụ xây dựng. Trong khi đó, Tập đoàn Allseas của Thụy Sĩ cũng đã giành được một hợp đồng lắp đặt giai đoạn 2 cho phần dự án ở ngoài khơi.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.