| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn chiêu trò lừa đảo qua mạng

Thứ Ba 22/08/2023 , 17:49 (GMT+7)

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, thời gian gần đây, sự nhạy bén của cán bộ giao dịch Agribank chi nhánh Hà Tĩnh đã ngăn chặn kịp thời nhiều vụ lừa đảo qua mạng.

Nói như thế không có nghĩa Agribank CN Hà Tĩnh đã làm tốt mọi việc với khách hàng. Bài viết này chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ.

Nhận diện tâm lý khách hàng

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh phát triển giao dịch qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho khách hàng thì cũng là lúc các đối tượng lừa đảo trực tuyến ngày càng “bành trướng” bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Không ít trường hợp khách hàng vì nhẹ dạ cả tin đã phải mất tiền oan với số tiền lớn.

Trước thực trạng đáng báo động đó, Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã đưa nội dung nhận diện các chiêu trò lừa đảo trực tuyến vào chương trình tập huấn, nâng cao nghiệp vụ hàng quý, hàng năm cho đội ngũ cán bộ toàn chi nhánh, đặc biệt là lực lượng giao dịch viên.

Phát hiện sớm lừa đảo trong hoạt động ngân hàng để ngăn chặn kịp thời. Ảnh: Thanh Nga.

Phát hiện sớm lừa đảo trong hoạt động ngân hàng để ngăn chặn kịp thời. Ảnh: Thanh Nga.

“Khi giao dịch viên phát hiện, giúp khách hàng ngăn chặn được các hành vi lừa đảo, rửa tiền, Ban lãnh đạo chi nhánh sẽ có chính sách khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ thành tích của cán bộ đồng thời khuyến khích nhân viên nâng cao tinh thần cảnh giác trước các hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đang diễn ra ngày càng tinh vi”, ông Võ Huy, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Hà Tĩnh chia sẻ.

Theo ông, công tác nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên được đơn vị đặc biệt quan tâm. Ngoài ban hành văn bản chỉ đạo, tuyên truyền, cảnh báo thì việc trau dồi kỹ năng nhận diện tâm lý khách hàng thông qua trao đổi, gần gũi, chia sẻ luôn được chi nhánh khuyến khích. Đây là yếu tố tiên quyết nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường liên quan đến lừa đảo trực tuyến.

Ngoài ra, Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cũng phối hợp chặt chẽ với công an địa phương đặt các pano, áp phích, biển cảnh báo về các hình thức lừa đảo trực tuyến tại các điểm giao dịch của đơn vị.

“Bằng nhiều giải pháp căn cơ, trong 2 năm qua chúng tôi đã ngăn chặn thành công gần 10 vụ việc lừa đảo qua mạng, bảo vệ số tiền gần 500 triệu đồng cho khách hàng”, ông Huy thông tin.

Bất kỳ ai cũng có thể là “con mồi” của tội phạm lừa đảo

Vụ việc mới đây nhất được ngăn chặn vào chiều 11/8/2023. Thời điểm này, khách hàng Nguyễn Thị D, trú tại Thạch Hà, Hà Tĩnh đã đến Agribank chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh để chuyển tiền vào tài khoản số 76110000758... mang tên Võ Thị Kim T, mở tại BIDV chi nhánh Bà Rịa, Vũng Tàu. Trong quá trình khách hàng đến giao dịch, giao dịch viên Lê Nhật Tâm và hướng dẫn viên Võ Thị Minh thấy khách hàng có dấu hiệu lúng túng, thường xuyên ra ngoài nghe điện thoại với tâm trạng rối bời, hoảng loạn nên đã ngồi tâm sự, trò chuyện chuyện qua lại với khách hàng.

Sau khi biết được thông tin, khách hàng nhận được cuộc gọi từ số điện thoại +84325951756 từ đối tượng lạ mặt, dọa dẫm khách hàng liên quan đến một vụ án buôn bán ma tuý xuyên quốc gia và yêu cầu lập tức chuyển tiền vào tài khoản trên.

Xác định đây là vụ lừa đảo, các nhân viên ngân hàng trấn an, thông tin cho bà D. các vụ lừa đảo tương tự. Đồng thời, liên hệ Công an phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) đến hỗ trợ, giúp bà hiểu vấn đề và không chuyển tiền.

Trước đó, khách hàng Nguyễn Thị T. H., trú tại xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ đến Agribank chi nhánh huyện Đức Thọ (thuộc Agribank chi nhánh Hà Tĩnh) để chuyển tiền vào tài khoản con trai là anh Nguyễn L.G. với số tiền 56,7 triệu đồng. Trong quá trình giao dịch, giao dịch viên Nguyễn Thị Thúy Quỳnh trao đổi qua lại với khách hàng, phát hiện khách hàng chuyển tiền cho con trai thông qua mạng xã hội Facebook nên xin phép được đọc tin nhắn của khách hàng.

Nhận định đây có thể là một vụ lừa đảo qua mạng, giao dịch viên Thúy Quỳnh đã kể cho khách nghe các vụ lừa đảo trên mạng xã hội hiện nay, đồng thời khuyên khách hàng nên gọi điện thoại cho con trai để xác minh lại thông tin. Ngay lập tức chị H. liên hệ với con trai và được biết Facebook cá nhân của con trai đã bị kẻ gian đánh cắp, không thể truy cập được.

Một khách hàng ở huyện Thạch Hà may mắn không bị lừa mất oan số tiền 250 triệu đồng. Ảnh: Hưng Phúc.

Một khách hàng ở huyện Thạch Hà may mắn không bị lừa mất oan số tiền 250 triệu đồng. Ảnh: Hưng Phúc.

Một vụ việc khác giao dịch viên của Agribank chi nhánh huyện Đức Thọ giúp khách hàng tránh bị lừa mất 600 triệu đồng là trường hợp của khách hàng Hoàng Thị T., trú xã Tân Dân, Đức Thọ. Cụ thể, chiều 28/7/2023, bà T. đến rút 600 triệu đồng để chuyển cho con trai ở Hà Nội. Qua trao đổi với bà T., giao dịch viên Lê Thị Nga nhận thấy dấu hiệu lừa đảo nên đã ngừng giao dịch và báo Công an huyện Đức Thọ phối hợp hỗ trợ khách hàng.

Là người 2 lần “lập công” ngăn chặn lừa đảo qua mạng, giao dịch viên Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Agribank Đức Thọ) cho rằng, các đối tượng lừa đảo qua mạng thường đánh đòn tâm lý chuyển tiền để nhận quà hoặc thông báo các vụ việc liên quan đến pháp luật để “con mồi” sập bẫy. Như khu vực huyện Đức Thọ, khách hàng chủ yếu ở nông thôn, việc nhận biết thủ đoạn lừa đảo trực tuyến còn hạn chế nên vai trò của giao dịch viên trong việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo chuyển tiền là cực kỳ quan trọng.

“Khi khách hàng đến yêu cầu chuyển số tiền lớn hoặc rút sổ tiết kiệm dù chưa đến kỳ hạn, chúng tôi thường thường chú ý biểu hiện bất thường của họ để trao đổi, tâm sự, thậm chí tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có lời khuyên kịp thời. Tất nhiên, để làm được điều này mỗi giao dịch viên phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ, nắm chắc các thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi của kẻ xấu để khuyến cáo khách hàng kịp thời, hiệu quả”, chị Quỳnh nói.

Phát triển sản phẩm bảo hiểm rủi ro trên môi trường mạng

Ông Võ Huy, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho hay, các đối tượng lừa đảo thường nhắm vào khách hàng lớn tuổi, ở vùng nông thôn với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp như: hack facebook, zalo, tạo nick ảo facebook để mạo danh người nhà, bạn bè hoặc các dịch vụ tặng quà để lừa khách hàng chuyển tiền; giả danh công an hù dọa khách hàng liên quan vụ án ma túy; chỉnh sửa hóa đơn chuyển tiền ngân hàng; mạo danh nhân viên ngân hàng, thuế, nhà mạng gọi điện và đề nghị làm theo yêu cầu... để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

“Để tránh bị lừa đảo, khách hàng cần xác minh thông tin bằng nhiều hình thức như: gọi điện thoại hoặc gọi facetime trao đổi trực tiếp, cụ thể với người yêu cầu chuyển tiền, người nhận tiền; liên hệ bạn bè, người thân hoặc cán bộ ngân hàng để được tư vấn. Cùng với đó, khách hàng nên đăng ký dịch vụ biến động số dư để theo dõi biến động và quản lý số dư tài khoản ngân hàng”, ông Huy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hiện nay một số công ty bảo hiểm đã phát triển sản phẩm bảo hiểm cho tài khoản nhằm hạn chế các tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra. Agribank chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh cũng đang triển khai sản phẩm Bảo an tài khoản của công ty bảo hiểm Agribank. Đây là sản phẩm dành cho khách hàng sử dụng tài khoản của Agribank, nhằm bảo hiểm cho các rủi ro xảy ra trên môi trường mạng do khách hàng bị lừa đảo bằng nhiều hình thức như: lừa đảo qua điện thoại, tin nhắn, website giả mạo, bị cài virut, phần mềm độc hại vào các thiết bị cá nhân của chủ tài khoản thanh toán để đánh cắp thông tin và dùng nó thực hiện các giao dịch trái phép mà không thuộc trách nhiệm của Agribank.

Hiện Agribank đang khuyến khích cán bộ, công nhân viên toàn chi nhánh tham gia sản phẩm bảo hiểm Bảo an tài khoản, đồng thời khuyến cáo khách hàng sử dụng dịch vụ này nhằm bảo vệ tài khoản của mình trước các thủ đoạn lừa đảo của đối tượng xấu.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm