| Hotline: 0983.970.780

Ngành nông nghiệp Lạng Sơn đẩy mạnh tái cơ cấu, xây dựng nông thôn mới

Thứ Năm 29/12/2022 , 16:53 (GMT+7)

Theo Sở NN-PTNT Lạng Sơn, trong năm 2022, chương trình Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được tích cực triển khai thực hiện ngay từ đầu năm.

Sở NN-PTNT Lạng Sơn tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ của ngành cho năm 2023. Ảnh: Tùng Đinh.

Sở NN-PTNT Lạng Sơn tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ của ngành cho năm 2023. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 29/12, Sở NN-PTNT Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ của ngành cho năm 2023. Theo đánh giá, trong năm 2022, công tác chỉ đạo của ngành có sự chủ động, tích cực hơn, chất lượng tham mưu triển khai các nhiệm vụ có chuyển biến tích cực; Kịp thời ban hành Hướng dẫn, giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2022 đến các đơn vị để tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch.

Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành tích cực chỉ đạo, tổ chức sản xuất trên địa bàn tỉnh ngay từ những ngày đầu năm; tiến độ sản xuất cơ bản đạt kế hoạch đề ra, cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế; công tác cấp mã số vùng trồng được tập trung thực hiện, thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm thạch đen sang Trung Quốc; Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, công tác thú y được quan tâm, tăng cường triển khai thực hiện.

Công tác vật tư, giống cây trồng được cung ứng đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Công tác khuyến nông, phát triển nông thôn, thủy sản, thủy lợi đảm bảo yêu cầu cho phục vụ sản xuất và yêu cầu kế hoạch đặt ra. Công tác quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; công tác quản lý, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng được tăng cường, số lượng các vụ cháy rừng giảm mạnh; Hoạt động xúc tiến, quảng bá giới thiệu các sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP của tỉnh được quan tâm thực hiện.

Các chương trình mục tiêu quốc gia được tích cực triển khai thực hiện; có sự phối hợp kịp thời của các cấp các ngành trong quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện; được sự đồng tình của người dân trên địa bàn; các đơn vị, địa phương đã có tính chủ động, tích cực trong triển khai thực hiện các chương trình.

Một số sản phẩm nông nghiệp nổi bật của Lạng Sơn. Ảnh: Tùng Đinh.

Một số sản phẩm nông nghiệp nổi bật của Lạng Sơn. Ảnh: Tùng Đinh.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp năm 2022 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai (đầu vụ mưa ít, trận mưa ngày 9-15/5/2022 gây ngập úng, rét đậm rét hại đầu tháng 2 gây chết gia súc, gia cầm).

Bên cạnh đó, giá các loại vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao gây khó khăn cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, một số nông sản gặp khó khăn trong tiêu thụ (Thạch đen).

Về định hướng cho năm 2023, Sở NN-PTNT Lạng Sơn xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

Ngoài ra, tập trung xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Sở cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, hợp tác đối ngoại, tăng cường công tác khoa học công nghệ và khuyến nông, đảm bảo công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cứu hộ vượn đen má hung cực kỳ quý hiếm

Vườn quốc gia Cúc Phương vừa cứu hộ an toàn 1 cá thể vượn cực kỳ quý hiếm từ người dân tại Hải Phòng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Làng vùng sâu Canh Giao bừng sáng ánh điện

Niềm vui nhân đôi trong dịp nghỉ lễ vừa rồi đối với người dân làng Canh Giao khi điện lưới quốc gia đã về đến làng vùng sâu này trước đó mấy ngày…