| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An chấp thuận phương án xử lý 400 m3 gỗ sau… 2 năm họp bàn

Thứ Ba 14/04/2020 , 10:35 (GMT+7)

Sau quãng thời gian dài loay hoay như gà mắc tóc, rốt cuộc tỉnh Nghệ An đã chốt phương án xử lý dứt điểm hàng trăm m3 gỗ trôi dạt về từ Lào.

Cơ quan chức năng xác định gần 400m3 gỗ các loại trôi dạt về từ Lào. 

Cơ quan chức năng xác định gần 400m3 gỗ các loại trôi dạt về từ Lào. 

Câu hỏi đặt ra là mức giá khởi điểm đã tương ứng chính xác với số lượng gỗ thực tế? Kinh phí trông coi, bảo quản tiêu tốn chừng nào, sẽ thanh toán ra sao?

Như NNVN đã thông tin, sau 2 cơn bão số 3 và số 4 diễn ra vào tháng 7, tháng 8/2018, gần 400m3 gỗ các loại được phát hiện trôi dạt về lòng hồ Thủy điện Bản Cánh (huyện Kỳ Sơn) và lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương), đều thuộc địa phận tỉnh Nghệ An.

Qua kiểm đến, đơn vị chức năng ghi nhận tại 2 xã Keng Đu và Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn có khoảng 8.500 thanh gỗ với hơn 320m3, bao gồm Hương tròn, Hương xẻ và Pơ mu xẻ tận dụng. Số lâm sản còn lại (1.193 lóng và 272 thanh với tổng khối lượng) trục vớt tại địa phận xã Nhôn Mai, Tương Dương.

Kế đó cơ quan chuyên môn đã tiến hành đối chiếu ngẫu nhiên khối lượng gỗ thực tế và hồ sơ liên quan. Kết quả cho thấy sự trùng khớp về kích thước và chủng loại so với bảng kê gỗ bị thiệt hại được xác lập tại Lào.

Sau quá trình xác minh, dựa trên kết quả thực tế tỉnh Nghệ An xác nhận gần 400m3 gỗ là “tài sản sở hữu toàn dân”. Trên tinh thần đó sẽ thực hiện bán đấu giá để nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng tinh thần Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 của Chính phủ.

Tại Quyết định số 4638/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 về việc “xác lập quyền sở hữu toàn dân hơn 395 m3 gỗ các loại”, UBND tỉnh Nghệ An trực tiếp giao Sở Tài chính giữ vai trò chủ trì, chủ động phối hợp cùng các đơn vị liên quan để xác định mức giá khởi điểm bán đấu giá làm cơ sở tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

2 năm qua công tác trông coi, bảo quản lâm sản nhìn chung rất sơ sài.

2 năm qua công tác trông coi, bảo quản lâm sản nhìn chung rất sơ sài.

Theo ông Trần Việt Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài chính Nghệ An, sau khi được UBND tỉnh chấp thuận phương án, tới đây đơn vị sẽ thông báo rộng rãi thông tin và lựa chọn đơn vị tham gia. Dựa theo tình hình thực tế, dự kiến hơn 1 tháng nữa quá trình đấu giá mới được tiến hành.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 28/11/2019 Sở Tài chính đã có văn bản gửi đến Chi nhánh Công ty CPTT & Thẩm định giá Miền Nam tại Nghệ An để yêu cầu thẩm định giá số lâm sản trục vớt được. Ngày 15/1/2020 đơn vị này có Chứng thư phản hồi kết quả, theo đó sau thẩm định tổng giá trị lâm sản trên đạt 2.072.000.000 đồng.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, thủ tục thành lập Hội đồng định giá. Ngày 13/2/2020 Sở Tài chính đã chủ trì tổ chức cuộc họp để xác định mức giá khởi điểm của số lâm sản nêu trên, thành phần tham gia có đại diện của Công an tỉnh và Chi cục Kiểm lâm Nghệ An.

Sau cuộc họp, Hội đồng thống nhất xác định mức giá khởi điểm lô lâm sản là 2.447.696.000 đồng (hai tỷ bốn trăm bốn bảy triệu sáu trăm chín sáu ngàn đồng).

Theo dõi xuyên suốt vụ việc, dễ nhận thấy tỉnh Nghệ An cơ bản chỉ “quyết liệt” trên giấy tờ, trong khi diễn biến tình hình lại hoàn toàn trái ngược. Dù viện cớ gì chăng nữa, một nội dung có đầy đủ  cơ sở pháp lý nhưng để kéo dài lê thê hết năm này qua năm khác rõ ràng là khó thuyết phục dư luận.

Sau quãng thời gian dài bàn bạc, đến nay UBND tỉnh Nghệ An mới chốt phương án. Ảnh: Việt Khánh.

Sau quãng thời gian dài bàn bạc, đến nay UBND tỉnh Nghệ An mới chốt phương án. Ảnh: Việt Khánh.

Thực tế chỉ rõ, sự việc “ngâm” càng lâu thì càng phát sinh nhiều hệ lụy. Phải thừa nhận 400 m3 gỗ là con số vô cùng lớn, lại bị chi phối do các yếu tố đặc thù (địa điểm, địa hình, kinh phí…) nên buộc phải tập kết ở nhiều điểm khác nhau, đồng nghĩa những địa phương liên đới (Kỳ Sơn, Tương Dương) phải triển khai phương án bố trí nhân lực, vật lực để đảm đương.

Tuy nhiên với tiềm lực vốn dĩ quá hạn hẹp, thành thử suốt thời gian qua quá trình trông coi, bảo quản diễn ra theo hình thức “liệu cơm gắp mắm”.

Qua ghi nhận tại cả 3 điểm tập kết (2 ở Kỳ Sơn, 1 ở Tương Dương) công tác bố trí rất sơ sài, cơ bản chỉ rào lưới thép B40 xung quanh, phía trên căng thêm chút phông bạt, thậm chí có nơi để gỗ lộ thiên, quanh năm suốt tháng chịu cảnh dãi nắng dầm sương. Với điều kiện như trên, việc hỏng hóc, xuống cấp là điều khó tránh…

Dù vậy qua nắm bắt thông tin, nút thắt đã phần nào được tháo bỏ. Sáng 13/4, trao đổi với PV NNVN, ông Hoàng Minh Quân, Trưởng phòng Quản lý giá và Công sản – Sở Tài chính Nghệ An xác nhận: “UBND tỉnh đã chấp thuận phương án đấu giá”.

Dù muộn vẫn còn hơn không, động thái mới nhất của tỉnh Nghệ An phần nào giúp các đơn vị liên đới thở phào nhẹ nhõm sau quãng thời gian dài sống trong tình trạng “ôm rơm rặm bụng”.

Trở lại diễn biến chính, với việc cấp cao nhất đã chính thức thông qua, chắc hẳn quá trình đấu giá sẽ không thể trì hoãn thêm. Đến nay nhiều vấn đề khúc mắc đã được giải tỏa phần nào, điều dư luận băn khoăn nhất lúc này là mức giá khởi điểm hơn 2,4 tỷ đồng ứng với gần 400 m3 gỗ đã “sát” hay chưa?

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.