| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An quyết dẹp tàu cá '3 không'

Thứ Hai 25/11/2024 , 18:30 (GMT+7)

Xử lý triệt để tàu cá ‘3 không’ là đòi hỏi tất yếu của ngành thủy sản trong nhiệm vụ gỡ thẻ vàng của EC, Nghệ An đang làm tốt nội dung này.

Tỉnh Nghệ An mạnh tay xử lý hàng loạt tàu cá '3 không'. Ảnh: Việt Khánh.

Tỉnh Nghệ An mạnh tay xử lý hàng loạt tàu cá "3 không". Ảnh: Việt Khánh.

7 năm sau khi Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tại Nghệ An kết quả chống khai thác IUU có nhiều chuyển biến, rõ nhất là việc xử lý tàu cá “3 không” (tàu cá chưa đăng ký, chưa đăng kiểm, chưa cấp Giấy phép khai thác thủy sản).

Từ định hướng chỉ đạo của Trung ương và của Bộ NN-PTNT, địa phương này đã vào cuộc quyết liệt, quyết tâm xử lý dứt điểm vấn nạn tàu cá “3 không” trong thời gian Thông tư số 06/2024/TT-BNNPTNT về “đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; đảm bảo an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá” còn hiệu lực (đến hết ngày 31/12/2024 – PV).

Khảo sát trên địa bàn Nghệ An cho thấy, các tàu cá 3 không chủ yếu là nhóm tàu nhỏ, có chiều dài lớn nhất từ 6 đến dưới 12 mét, hoạt động ở vùng ven bờ theo mùa vụ. Các tàu này được đóng mới, mua bán từ nhiều năm trước nhưng đa phần chủ tàu không nắm rõ các quy định, cũng như không đủ thành phần hồ sơ để thực hiện đăng ký, cấp Giấy phép khai thác thủy sản... Điều này làm gia tăng áp lực trong công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện cũng như nỗ lực chống khai thác IUU của toàn tỉnh.

Sau khi Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BNNPTNT, Sở NN-PTNT Nghệ An đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã ven biển tổ chức rà soát, thống kê, tham mưu UBND tỉnh công bố danh sách 618 tàu cá đã được đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng, cho trước ngày 6/5/2024 đang hoạt động nhưng không đủ thành phần hồ sơ để được đăng ký theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 21 Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT.

Muốn tháo gỡ thẻ phạt của EC cần kiên quyết xử lý các hành khai thác thủy sản bất hợp pháp. Ảnh: Việt Khánh.

Muốn tháo gỡ thẻ phạt của EC cần kiên quyết xử lý các hành khai thác thủy sản bất hợp pháp. Ảnh: Việt Khánh.

Để xứ lý dứt điểm số lượng tàu cả khổng lồ nói trên trong vài tháng ngắn ngủi không phải chuyện dễ, nhận thấy áp lực bộn bề Sở NN-PTNT đã khẩn trương ban hành Kế hoạch, chỉ đạo Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư phối hợp với UBND các huyện, thị xã ven biển tổ chức 13 buổi làm việc với các thành phần liên quan, đặc biệt là các chủ tàu cá có tên trong các Quyết định công bố.

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cơ quan chức năng đã phát 618 bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết quy trình, thành phần hồ sơ đăng ký cho các chủ tàu. Ngoài ra, lực lượng Kiểm ngư còn chủ động phối hợp với lực lượng Biên phòng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra kiểm soát, kiên quyết xử lý các tàu cá thuộc diện “3 không” đang hoạt động.

Ở diễn biến mới nhất, ngày 15/11/2024 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Văn bản số 10154/UBND-NN chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm trong chống khai thác IUU, qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc làm việc lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC tới đây.

Trong Công văn yêu cầu Sở NN-PTNT (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo IUU cấp tỉnh) khẩn trương hoàn thành công tác quản lý đội tàu; đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đánh dấu tàu cá, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương xử lý tàu cá “3 không” trước ngày 20/11.

Sự nhập cuộc quyết liệt đã mang lại kết quả tương xứng, tính đến mốc thời gian trên tỉnh Nghệ An đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho 613/618 tàu cá “03 không” (đạt 99,19%). Trong số 5 tàu còn lại thì 4 tàu của huyện Quỳnh Lưu đã giải bản, 1 tàu của thị xã Hoàng Mai sai thông số kỹ thuật.

Từ diễn biến thực tiễn có thể khẳng định Nghệ An đủ sức xử lý dứt điểm vấn nạn tàu cá “3 không” ngay trong khoảng thời gian Thông tư số 06/2024/TT-BNNPTNT còn hiệu lực. Điều này cho thấy quá trình phối hợp giữa cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ngày càng chặt chẽ, ý thức chấp hành pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất