| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Sát sao lịch thời vụ, cơ cấu giống

Thứ Ba 03/12/2019 , 09:05 (GMT+7)

Theo đề án tổ chức sản xuất của Sở NN-PTNT Nghệ An, vụ xuân 2020 toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy, trồng trỉa 90.000ha lúa, năng suất bình quân 67,17 tạ/ha, sản lượng 604.500 tấn...

lu-xun084121818
Gieo cấy lúa xuân.

Để đạt được mục tiêu nói trên không hề dễ dàng, nếu không đánh giá đúng khó khăn chủ yếu đã gây ra bất lợi cho SX vụ xuân 2019 vừa qua và sẽ tiếp tục gây ra trong vụ xuân 2020 này. Đó chính là thời tiết vụ xuân 2020 được cảnh báo là một vụ xuân ấm, nhiệt độ không khí cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1oC và cũng có thể cao hơn nữa.

Vụ xuân 2019 cũng là một vụ xuân ấm, cộng với "tự do" xuống đồng gieo cấy lúa trước thời vụ quy định từ 10 - 20 ngày trên diện 34.696/92.403ha lúa cả vụ, chiếm 37,54%. Gieo cấy sớm quá, lại gặp năm vụ xuân ấm, nên lúa làm đòng và trổ bông sớm hơn năm bình thường từ 15 - 20 ngày gặp không khí lạnh tiết thanh minh làm năng suất lúa giảm nghiêm trọng. Thậm chí không có thu hoạch.

Đặc biệt có một số cơ sở sản xuất vừa gieo cấy quá sớm, vừa gieo cấy quá nhiều giống, lại không nắm vững TGST cụ thể của từng giống dài, ngắn bao nhiêu ngày thì hậu quả mất mùa càng đậm hơn.

Từ đó, việc triển khai đề án sản xuất vụ xuân 2020, Sở NN-PTNT Nghệ An yêu cầu các huyện, thành, thị tập trung chỉ đạo nhấn mạnh 2 vấn đề lớn, đó là thời vụ gieo cấy và cơ cấu giống.

Về thời vụ gieo cấy: Qua kết quả thống kê tính toán nhanh ở một số cơ sở SX có so sánh giữa lúa gieo cấy quá sớm (trước 10 - 20 ngày so với lịch thời vụ quy định) và gieo cấy đúng lịch thời vụ quy định trong cùng một giống lúa cho thấy vụ xuân 2019 năng suất lúa giảm bình quân 10,75 tạ/ha trên diện tích 34.696ha tương ứng với sản lượng giảm 37.299 tấn lúa.

Sự giảm sút năng suất lúa trên diện tích gieo cấy sớm đã làm giảm năng suất lúa bình quân chung cả vụ lúa xuân 1,3 tạ/ha, tương ứng với sản lượng bị giảm 12.012 tấn thóc.

Từ thất thiệt này, cũng là bài học kinh nghiệm cho vụ lúa xuân 2020 phải thật sự quyết liệt trong chỉ đạo lịch thời vụ gieo cấy đảm bảo đúng quy định quy trình sản xuất. Cụ thể vụ xuân 2020, Nghệ An sẽ chỉ đạo thời vụ gieo cấy cho 3 nhóm giống lúa như sau:

Nhóm 1: Gồm các giống có TGST từ 140 - 145 ngày như các giống: AC5, BC15, J02… gieo mạ từ 10 - 13/01, cấy khi mạ có 2,5 - 3 lá.

Nhóm 2: Gồm các giống có TGST từ 130 - 135 ngày như các giống VT-NA6, Thiên ưu 8, TBR 225, Nếp 97… gieo mạ từ 15 - 20/1, cấy khi mạ có 2,5 - 3 lá.

Nhóm 3: Gồm các giống có TGST trên dưới 125 ngày như các giống VT-NA2, Đài thơm 8, Hương cốm 4, TEJ vàng, GS9… gieo mạ từ 20 - 25/1, cấy khi mạ có 2,5 - 3 lá.

Nếu gieo sạ (gieo thẳng) thì phải gieo chậm lại so với gieo mạ từ 4 - 5 ngày.

chong-ret-cho-m-1280x72008412231
Chống rét cho mạ xuân.
Tại hội nghị triển khai đề án tổ chức sản xuất trồng trọt vụ xuân 2020, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ gieo cấy đã quy định. Địa phương nào buông lỏng chỉ đạo, để bà con nông dân xuống đồng gieo cấy sớm trước lịch thời vụ quy định gây hậu quả thất thiệt thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Về cơ cấu giống lúa: Từ nhiều vụ lúa xuân vừa qua, mỗi vụ lúa xuân ở Nghệ An gieo cấy từ 90.000 - 92.000ha lúa ở 431 xã thuộc 21 huyện, thành, thị trong tỉnh. Mặc dù đã có sự chỉ đạo thống nhất về chủ trương cơ cấu giống lúa nên được gieo cấy trong vụ xuân tối đa từ 3 - 4 giống ở mỗi địa phương và trên mỗi cánh đồng chỉ gieo cấy 1 - 2 giống có cùng TGST.

Nhưng những vụ lúa xuân vừa qua, trung bình mỗi vụ trên địa bàn toàn tỉnh gieo cấy từ 60 - 65 giống lúa, trong đó có 32 - 33 giống lúa thuần, 30 - 32 giống lúa lai. Trung bình mỗi xã gieo cấy từ 7 - 8 giống lúa khác nhau và trên mỗi cánh đồng có từ 3 - 4 giống lúa, cả lúa thuần và lúa lai.

Nguy hại nhất ở những địa phương sử dụng quá nhiều giống lúa có TGST khác nhau để gieo cấy trong cùng một vụ gây khó khăn lớn trong việc chỉ đạo thời vụ gieo cấy, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh, tưới tiêu nước, thu hoạch…

Nguy hại hơn nữa, đó là không ít cơ sở SX và nông dân không nắm vững TGST cụ thể của từng giống lúa dài, ngắn ngày khác nhau, nên mới có tình trạng cùng gieo cấy một thời vụ và giống ngắn ngày thì trổ trước, giống dài ngày thì trổ sau. Hậu quả như vụ xuân 2019, giống lúa nào trổ sớm, trổ trước mất mùa nặng; giống trổ sau đỡ mất hơn, nhưng sâu bệnh tập trung phá hoại mạnh.

Từ đó, vụ lúa xuân 2020 này, Sở NN-PTNT chủ trương chỉ đạo quyết liệt việc rút gọn cơ cấu giống và chỉ bố trí cơ cấu giống tập trung vào 6 giống lúa thuần gồm: VT-NA6, TBR 225, Thiên ưu 8, VT-NA3, Sông Lam 9, Nếp 97 và 5 giống lúa lai gồm: Thái Xuyên 111, VT404, Nhị ưu 986, Kinh sở ưu 1588 và Phú ưu 978.

Với số giống lúa nói trên, mỗi xã chỉ lựa chọn tối đa không quá 3 giống và trên mỗi cánh đồng chỉ gieo cấy 1 - 2 giống có cùng TGST tương ứng nhau.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm