| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Trồng dưa lưới ngoài trời

Thứ Ba 11/08/2020 , 10:20 (GMT+7)

Dưa lưới được trồng trong nhà kính là mô hình đang phổ biến ở nhiều nơi. Nhưng dưa lưới trồng ngoài trời thì còn khá xa lạ.

Mô hình dưa lưới ngoài trời đầu tiên tại thị xã Thái Hòa (Nghệ An) được Trạm Bảo vệ thực vật địa phương đầu tư 100% chi phí cũng như quy trình kỹ thuật. Trên nền diện tích hơn 2.500m2 đất của hộ dân ở khối 4, phường Long Sơn, Trạm đã chủ động phối hợp gieo trồng trên 7.000 cây dưa lưới. Thời điểm xuống giống cũng là thời điểm trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An chịu nắng nóng gay gắt. Tuy nhiên nhờ được đầu tư hế thống nước tưới kéo từ đoạn sông Hiếu gần đó nên đến thời điểm này, tức là sau gần 40 ngày trồng, mô hình cho thấy nhiều ưu việt so với dưa lưới trồng trong nhà.

Thời điểm sau 40 ngày trồng, nông dân đang tập trung bọc quả tránh côn trùng phá hại.

Thời điểm sau 40 ngày trồng, nông dân đang tập trung bọc quả tránh côn trùng phá hại.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Trạm trưởng Trạm bảo vệ thực vật thị xã Thái Hòa cho hay, nhờ đầu tư phù hợp, áp dụng kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên dưa cho năng suất cao, ước tính năng suất gấp đôi dưa lưới được trồng trong nhà. Đặc biệt là trồng ở nền nhiệt độ cao nên các loại sâu hại khó phát triển, mọi khâu đều được triển khai thủ công nên chất lượng đảm bảo. Đây là mô hình xuất phát từ sự linh động, sáng tạo của Trạm nhằm giúp nông dân được tiếp cận với những mô hình mới, có hiệu quả kinh tế.

Gia đình bà Vi Thị Hà là hộ dân trực tiếp phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật triển khai mô hình. Được biết, trước đây diện tích này của gia đình không thể trồng được gì do khó khăn về nhiều yếu tố. Thế nhưng khi triển khai trồng dưa lưới đã mang lại nhiều điều bất ngờ. Bà Vi Thị Hà ở khối 4, phường Long Sơn cho biết: Mọi khâu chăm sóc bình thường, vì nắng nóng nên sâu hại không sống được, mình chỉ chăm tưới nước, nhổ cỏ. Cây dưa sinh trưởng phát triển tốt nên bà rất vui. Mọi công đoạn đều được thực hiện thủ công nên rất an toàn.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Thái Hòa cho hay: Sau hơn 40 ngày trồng là thời điểm những quả dưa bắt đầu tạo lưới. Vì được chăm sóc kỹ càng mọi công đoạn nên cây dưa nào cũng trĩu quả.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Thái Hòa cho hay: Sau hơn 40 ngày trồng là thời điểm những quả dưa bắt đầu tạo lưới. Vì được chăm sóc kỹ càng mọi công đoạn nên cây dưa nào cũng trĩu quả.

Thời điểm này nông dân đang tập trung bọc quả. Dự kiến khoảng 20 -25 ngày nữa là diện tích dưa lưới ngoài trời sẽ cho thu hoạch. Năng suất ước lượng được trên 6 tấn. Đây là mức được đánh giá là gấp đôi năng suất dưa lưới trồng trong nhà. Bà Vũ Thị Thân ở khối 4, phường Long Sơn cũng cho hay: Lần đầu tiên tiếp cận với mô hình này, chúng tôi cảm thấy được mở rộng tầm mắt. Rất phấn khởi vì quả trĩu nặng. Mô hình không chỉ tạo thêm việc làm, mà còn thay đổi tư duy của chúng tôi. Bởi so với trồng các loại cây khác thì cây trồng này mang lại hiệu quả cao”.

Mô hình trồng dưa lưới ngoài trời của Trạm bảo vệ thực vật thị xã Thái Hòa dù mới là thí điểm nhưng có ý nghĩa lớn. Bởi, trong quá trình triển khai, mô hình được ghi nhận, đánh giá để làm kinh nghiệm cho những vụ sau, mở ra hướng đi mới với nhiều ưu việt cho nông dân địa phương.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với bệnh cúm gia cầm các tháng cuối năm

Theo Cục Thú y, trong các tháng cuối năm, nguy cơ bệnh cúm gia cầm xảy ra trên phạm vi rộng rất cao do hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm gia tăng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.