| Hotline: 0983.970.780

Nghề hậu cần giữa biển khơi

Thứ Tư 27/08/2008 , 14:54 (GMT+7)

Không chỉ mua tôm cá, những người làm hậu cần còn cấp dầu, đá, trà, thuốc, gạo, nước cho ngư dân...

Thời xăng dầu tăng giá, nghề thu mua hải sản giữa biển khơi làm ăn có vẻ phát đạt. Không chỉ mua tôm cá, những người làm hậu cần còn cấp dầu, đá, trà, thuốc, gạo, nước cho ngư dân...

Đi mua cá mực từ các tàu thuyền ngư dân ngoài khơi rồi vào bờ bán lại, việc này có lợi cho hai bên. Phía ngư dân, do sản lượng ít nên bán để vừa khỏi mất công sức với thời gian chạy tàu vào bờ, vừa khỏi tốn dầu. Phía người mua, thì gom lại giá rẻ hơn từ nhiều tàu thuyền cho đủ chuyến rồi vô bến bán kiếm lời. Nghề này kế thừa từ nghề rổi nước những năm sáu mươi của thế kỷ trước khi lưới mành đánh bắt cá cơm nục phát triển mạnh!

Thời ấy, người làm nghề rổi nước chủ yếu là phụ nữ. Chỉ cần một chiếc xuồng bằng nan tre dài cỡ bốn mét, trét dầu rái cho kín, thuê thêm một thanh niên để chèo, mỗi chị em với đồng vốn không cần nhiều đã có thể lướt sóng đi mua cá bán. Tuy nhiên, nghề đòi hỏi thêm mấy điều “phi thường” nữa mới được. Đó là phải quen thế đứng vững như bàn thạch trên chiếc xuồng ốm o mỏng mảnh luôn chao lắc trên sóng nước nếu không, bị té lọt xuống biển như chơi. Tiếp theo phải có tài “phi thân”, để khi xuồng vừa giáp lại tàu cá của ngư dân là đã nhảy vèo đáp lên be tranh quyền mua trước.

Nghề rổi nước vốn đơn sơ ấy, nhiều năm qua được nâng lên mang dáng dấp của doanh nghiệp thu mua hải sản và cung ứng hậu cần trên biển. Chiếc xuồng nhỏ chở chừng vài ba trăm kí cá cơm, cá nục đã đi vào cổ tích. Thay vào đó là chiếc tàu gỗ lớn dài 16m gắn máy 60 – 90CV có hầm lạnh dự trữ vài trăm cây đá dư sức ướp chở vài ba chục tấn hải sản đủ chủng loại tôm cá mực và chứa hàng chục tấn dầu, trang bị định vị, bộ đàm, di động, điện đài hiện đại. “Phần nổi”của nghề (giá trị con tàu) ước tính có năm, bảy trăm triệu đồng chưa kể tiền mặt hàng vài trăm triệu. Mua bán có mối hàng quen nên không chụp giật. Khi nghe ai cần bán cá “phôn” thì tới.

Chị Phan Thị Minh (Tân Thành- Ninh Thuận), một người làm nghề này lâu năm cho biết: Đối tác làm ăn rất đa dạng. Đó là những tàu đánh bắt thuộc nhiều tỉnh duyên hải như Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Nhuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quãng Ngãi…Từ tàu hành nghề giã cào cho tới lưới vây, lưới rút, mành, pha xúc. Lắm lúc họ lấy biển làm nhà, hàng tháng trời không vào bờ. Do vậy mà nghề thu mua và làm dịch vụ cung ứng vô cùng cần thiết. Một ngư dân Khánh Hòa cho biết: “Nếu không có sự tiếp ứng mọi thứ thì tàu chúng tôi khó mà hoạt động đều đều giữa đại dương”.

Nghề thu mua giữa biển ngày trước ít lỗ lời nhiều thì nay càng…lời nhiều ít lỗ, vì giá cá mực trên thị trường trong bờ được thông tin ra liên tục để đối chiếu và mua lại hàng với giá rẻ hơn từ gốc. Nhờ vậy khi mua bán với sản lượng lớn, người ta có cơ hội phất lên. Chị Nguyễn Thị Mai ở Tân Thành, là một trong nhiều người nhờ ăn nghề này mà đã sắm thêm xe tải để người nhà chở cá mực khi tàu cập cảng, đem bán tận các tỉnh thành xa ăn thêm vài giá nữa.

Tuy nhiên, thời nào cũng có cực nhọc. Ngày xưa xuồng nhỏ mua ít, chỉ hoạt động gần bờ thì nay tàu thuyền lớn mua hải sản cách xa bờ hàng trăm hải lý là chuyện bình thường. Nhiều chuyến đi kéo dài từ tuần lễ tới mười ngày. Người ta làm bất kể giờ giấc ngày đêm để đáp ứng nhu cầu bất chợt của các tàu cá. Công việc nhiều hơn trước gấp bội, vì ngoài việc mua cá, ướp lạnh còn phải kiêm luôn việc cung cấp dầu, đá, trà thuốc, gạo nước cho ngư dân.

Nghề thu mua cá mực và làm hậu cần giữa biển khơi, nhìn lại, càng thấy phù hợp trong thời kỳ giá dầu cao nhưng hải sản suy giảm này! Quả thật, nó giúp cho mỗi tàu cá giảm lần chạy ra chạy vô (tiêu tốn hàng tấn dầu), tiết kiệm nhiều triệu. Số tiền này nếu nhân lên với con số hàng chục lượt cùng với con số hàng trăm, hàng ngàn con tàu đi đánh bắt chỉ trong một mùa thì quả là ấn tượng.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm