| Hotline: 0983.970.780

Nghi lễ tế trâu trắng trong lễ hội đền Đông Cuông

Thứ Tư 21/02/2024 , 16:34 (GMT+7)

YÊN BÁI Hàng nghìn du khách thập phương tham dự lễ hội đền Đông Cuông với nhiều hoạt động văn hóa, nghi thức truyền thống đặc sắc như rước Mẫu qua sông, dâng trâu trắng tế thần.

Nghi lễ rước Mẫu qua sông trong lễ hội đền Đông Cuông (tỉnh Yên Bái) năm Giáp Thìn. Ảnh: Thanh Tiến.

Nghi lễ rước Mẫu qua sông trong lễ hội đền Đông Cuông (tỉnh Yên Bái) năm Giáp Thìn. Ảnh: Thanh Tiến.

Theo thông lệ, cứ vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng hàng năm, Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên ( tỉnh Yên Bái) lại khai hội. Năm nay, lễ hội đầu năm được tổ chức trong hai ngày 20 và 21/02 (tức ngày 11 và 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông.

Đền Đông Cuông là ngôi đền cổ nổi tiếng linh thiêng nằm bên dòng sông Hồng. Đền thờ Mẫu Đệ nhị Thượng ngàn, các vị anh hùng dân tộc có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ 18 và các vị thủ lĩnh người Tày anh dũng hy sinh trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm Giáp Dần 1914.

Lễ hội đền Đông Cuông năm 2024 thu hút hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương. Ảnh: Thanh Tiến.

Lễ hội đền Đông Cuông năm 2024 thu hút hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương. Ảnh: Thanh Tiến.

Đền Đông Cuông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 2009. Tại đây mỗi năm diễn ra 2 lễ hội lớn, ngày Mão tháng Giêng với nghi lễ mổ trâu trắng và rước Mẫu sang sông; ngày Mão tháng 9 với nghi lễ mổ trâu đen. Năm 2023, Lễ hội Đền Đông Cuông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Quần thể di tích đền Đông Cuông được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 2009. Ảnh: Thanh Tiến.

Quần thể di tích đền Đông Cuông được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 2009. Ảnh: Thanh Tiến.

Ngoài đêm khai mạc diễn ra vào tối 11 tháng Giêng với các tiết mục đặc sắc ca ngợi quê hương Văn Yên, Yên Bái và các nét văn hóa đặc sắc tại đền Đông Cuông, lễ hội năm 2024 còn diễn ra rất nhiều hoạt động như: Nghi lễ đón ông Mo; Lễ dâng hương; Lễ tế trâu trắng; Lễ dâng Chúc văn; Lễ rước Mẫu sang sông; Lễ cúng chính tiệc… theo đúng tập tục truyền thống của người dân địa phương.

Bên cạnh đó là triển lãm ảnh “Đất và người Văn Yên”; thi đấu thể thao dân tộc như: bóng chuyền, kéo co, ném còn, vật dân tộc, bịt mắt đánh chiêng, leo cột mỡ và hoạt động chợ quê….

Nghi lễ rước Mẫu về Đền được thực hiện trang nghiêm thể hiện sự thành kính của Nhân dân những người có công với quê hương. Ảnh: Thanh Tiến.

Nghi lễ rước Mẫu về Đền được thực hiện trang nghiêm thể hiện sự thành kính của Nhân dân những người có công với quê hương. Ảnh: Thanh Tiến.

Nằm trong hoạt động lễ hội , nghi lễ mổ trâu tế thần theo truyền thống tại cây mít cổ thụ trước cửa đền chính được diễn ra vào thời khắc chuyển giao sang ngày Mão đầu tiên của năm Giáp Thìn thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương.

Bà Lã Thị Liền - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Yên, Trưởng ban tổ chức lễ hội cho biết, đây là một hoạt động tâm linh tại đền Đông Cuông có từ xa xưa. Theo tục lệ, đầu năm tế trâu trắng để cầu cho mưa thuận, gió hòa và cầu cho bách gia trăm họ được sức khỏe, bình an. Cuối năm mổ trâu đen để tạ ơn trời đất, cảm ơn thiên nhiên đã ban cho con người sức khỏe, mùa màng bội thu.

Trâu trắng là con vật được dâng tế trong lễ hội tháng Giêng hàng năm. Ảnh: Thanh Tiến.

Trâu trắng là con vật được dâng tế trong lễ hội tháng Giêng hàng năm. Ảnh: Thanh Tiến.

Theo tục cổ trong lễ hội tháng Giêng, trâu dùng để tế là trâu đực trắng, to khỏe, được tuyển chọn thật kỹ lưỡng từ nhiều ngày trước khi làm lễ. Tới giờ "thiêng” (thời khắc đầu tiên của ngày Mão), ông Mo bước từ cung cấm ra, cùng các trai đinh và dân bản cử hành làm lễ hiến sinh, cầu mong mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, cầu cho linh hồn các anh hùng đã hy sinh tại thác Ghềnh Ngai (những anh hùng thời nhà Trần đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược). 

Đây là một nghi lễ quan trọng trong lễ hội, thể hiện sự biết ơn của nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên đối với Thánh Mẫu Thượng ngàn, các vị thần linh, các anh hùng nghĩa sĩ đã có công che chở giúp nhân dân làm ăn phát triển kinh tế, gìn giữ đất nước.

Nghi lễ tế trâu trắng để cầu cho mưa thuận, gió hòa và cầu cho bách gia trăm họ được sức khỏe, bình an. Ảnh: Thanh Tiến.

Nghi lễ tế trâu trắng để cầu cho mưa thuận, gió hòa và cầu cho bách gia trăm họ được sức khỏe, bình an. Ảnh: Thanh Tiến.

Lễ hội đền Đông Cuông được duy trì và tổ chức thường niên với quy mô bài bản và hấp dẫn hơn theo từng năm nhằm tiếp tục phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; bảo vệ, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái tiếp tục mở rộng quảng bá hình ảnh di tích lịch sử cấp quốc gia đền Đông Cuông đến với du khách trong và ngoài nước, từng bước tạo sự đột phá về phát triển du lịch tâm linh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xem thêm
Vụ diễn viên Vương Tinh mất tích: Tìm thấy trong tình trạng không ai ngờ

Diễn viên Vương Tinh - sao nam điện ảnh Hoa ngữ đã được tìm thấy sau nhiều ngày gia đình và cơ quan chức năng nỗ lực tìm kiếm. 

Man.City tìm lại cảm giác chiến thắng

Man 'xanh' bắt đầu lấy lại phong độ và quyết không bỏ cuộc khi giành thêm chiến thắng tại vòng 20 giải Ngoại hạng Anh 2024/2025.

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.

Bình luận mới nhất