| Hotline: 0983.970.780

Nghịch lý hạt giống bắp lai

Thứ Hai 28/02/2011 , 09:47 (GMT+7)

Theo tổng kết ban đầu, tại tỉnh Tây Ninh, nơi được xem là “thủ phủ” SX hạt giống bắp của cả nước thì diện tích năm nay bị sụt giảm nghiêm trọng. Vì sao?

Vụ SX hạt bắp lai giống ĐX 2010-2011 chuẩn bị thu hoạch vào tháng 3 tới. Theo tổng kết ban đầu, tại tỉnh Tây Ninh, nơi được xem là “thủ phủ” SX hạt giống bắp của cả nước thì diện tích năm nay bị sụt giảm nghiêm trọng. Vì sao?

Chỉ riêng tại huyện Trảng Bàng, nơi SX hạt giống bắp lai đứng nhất tỉnh, theo ông Trương Tấn Đạt, Phó phòng NN- PTNT huyện, vụ ĐX năm nay diệnt ích giảm khá nhiều do một phần nông dân chuyển qua trồng lúa bởi trồng bắp giống bây giờ không có “ăn” như trước, phần khác là DN còn tồn giống vụ trước chuyển qua nên SX ít lại hoặc ngưng SX.

Chẳng hạn, Cty TNHH Hạt giống CP (Thái Lan), ngay đầu vụ đăng ký trồng 500 ha nhưng cuối cùng dân chỉ trồng có 300 ha; Cty Bioseed năm ngoái trồng tới 900 ha, nay chỉ còn 200 ha do tồn giống vụ trước. Đặc biệt, Cty CP BVTV An Giang (AGPPS), vụ ĐX 2009-2010 trồng đến 400 ha giống G49 (có nguồn gốc của Cty Syngenta nhưng đã nhượng bản quyền giống bố mẹ cho AGPPS - PV), nay cũng không SX do giống SX từ vụ trước cũng còn tồn quá nhiều không bán được.

Ngoài ra, “trong khi các DN trong nước, chúng tôi còn biết họ SX giống gì, chẳng hạn giống LVN-10 là của các Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC), Cty CP giống cây trồng TƯ, Cty CP Giống cây trồng Đồng Nai, Cty Nông Tín... Trái lại, các DN nước ngoài thì họ “giấu kín”, không nói giống gì, nhưng “giá sàn” thu mua hạt giống theo hợp đồng thì DN nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, người dân lại thích SX giống nước ngoài hơn vì năng suất đạt cao, có diện tích đạt trên 10 tấn/ha!”- ông Đạt nói.

Chúng tôi về xã An Tịnh, nơi có diện tích SX giống bắp lai nhiều nhất huyện. Ông Ngô Hữu Thọ, PCT Hội Nông dân xã cho biết, như mọi năm, ngay từ đầu Cty CP đăng ký hợp đồng 300 ha bắp lai giống, nhưng sau khi triển khai thì có nhiều nông dân rút lui vì thấy trồng lúa có lợi hơn. Tổng cộng diện tích người dân “từ chối” không trồng bắp giống cho Cty này lên tới 100 ha! “Vụ ĐX năm 2008- 2009, các DN ký hợp đồng SX với nông dân mua giá lên tới 8.700 đồng/kg bắp (cả cùi), sang năm 2009-2010 giảm còn 7.000 đồng, đến năm nay tăng bình quân có 7.300 đồng. Trong khi các chi phí như phân bón, công cán đều tăng 30% so với trước. Hầu hết, các DN chỉ giao giống bố mẹ còn nông dân phải đầu tư rất nặng nên lời lãi không bao nhiêu, còn trồng lúa nhẹ vốn, nhẹ công hơn do tất cả các khâu sạ, thu hoạch đều làm bằng máy hết”-  ông Thọ lý giải.

Ông Nguyễn Văn Phẩn, nông dân ấp Tịnh Thôn, xã An Tịnh hợp đồng trồng 1,5 ha SX hạt giống bắp DK 888 với Cty CP, sau khi dẫn chúng tôi đi thăm đồng, ông nói: “So với các DN khác, Cty CP còn hỗ trợ thêm thuốc sâu, thuốc dưỡng cây, nhưng không lời lãi bao nhiêu. Tất cả vật tư, tụi tui đều mua chịu đại lý cuối vụ thanh toán, họ tính lãi 5%/tháng. Về công lao động do khan hiếm nên làm tính theo giờ, cứ 20 ngàn đồng/giờ. Mà trồng bắp giống rất tốn công, từ việc cuốc đất, bỏ hạt, bón phân, bẻ cờ, thu hoạch. Nếu 1 ha đạt năng suất 6 tấn, với giá mua 7.500 đồng/kg, vị chi gần 45 triệu, chi phí hơn 3 tháng đã bỏ ra xấp xỉ 30 triệu, như vậy chỉ có lấy công làm lời!".

“Nông dân trồng hạt bắp lai giống đòi hỏi vốn liếng, yêu cầu kỹ thuật cao nhưng giá mua của DN mỗi năm “bóp” lại, trong khi bắp thương phẩm giá mua mỗi ngày một tăng, như năm ngoái có 5.100 đ/kg, nay tăng lên 7.200 đồng mà nông dân không có bắp để bán!” (Ông Huỳnh Văn Thừa, nguyên Chủ tịch HND xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, Tây Ninh)

Chia sẻ với ý kiến ông Phẩn, ông Đạt nói thêm: “Lâu nay, các DN làm giống có tình trạng đưa ra phương thức đầu tư, thu mua giá cả không đồng bộ, ngay cả tiêu chuẩn qui cách thu hoạch cũng không thống nhất, có DN “đo” độ ẩm làm kéo dài thời gian thu hoạch để bắp khô tới 4 tháng. Người nông dân kêu ca, phàn nàn nhưng do DN không hợp đồng trực tiếp với từng hộ nông dân mà chỉ thông qua “người đại diện” nên đổ lỗi qua lại, cuối cùng huề trướt!”.

Điều đáng nói là, cứ 2,5 kg bắp cùi mua lại của nông dân, DN sau khi phơi khô, bóc hạt sẽ cho ra 1 kg hạt giống (tương đương khoảng 18 ngàn), cộng thêm công đoạn tẩm màu, cho thuốc chống kiến, chống mọt, đóng gói bao bì thì giá thành mỗi kg hạt giống bắp vào khoảng 22 ngàn. Thế nhưng, khi tung ra thị trường, tùy vào thương hiệu của DN mà giá bán có khi cao gấp 2 lần, thậm chí có trường hợp các DN cùng SX một loại giống trong trong điều kiện đất đai, canh tác kỹ thuật giống nhau, nhưng giá bán cũng chênh lệch “một trời một vực”.

Chẳng hạn giống LVN10, trong khi một DN lớn bán giá phổ biến 45 ngàn đồng/kg, thì của Cty CP giống cây trồng Đồng Nai là 35 ngàn, Cty Nông Tín cũng 36 ngàn/kg; còn Viện KHNNMN chỉ có 30 ngàn đồng... Thậm chí, giống DK 888 sản xuất tại Trảng Bàng bán đến 65 ngàn/kg; giống G49 của AGPPS cũng bán đến 56 ngàn đồng, cao gấp 3 lần giá thành SX. Ngạc nhiên chưa?

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất