| Hotline: 0983.970.780

Ngô biến đổi gen dự kiến được canh tác ở Trung Quốc từ năm nay

Thứ Hai 31/01/2022 , 07:55 (GMT+7)

Trung Quốc vừa công bố các quy định mới về cây trồng chỉnh sửa gen và cây trồng biến đổi gen theo hướng mở cửa với những giống cây công nghệ sinh học.

Dự kiến một số giống ngô biến đổi gen sẽ được canh tác ở Trung Quốc từ năm nay. Ảnh: TL.

Dự kiến một số giống ngô biến đổi gen sẽ được canh tác ở Trung Quốc từ năm nay. Ảnh: TL.

Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc vừa công bố các quy định mới hướng dẫn đánh giá an toàn đối với cây trồng chỉnh sửa gen, tiếp tục tạo đà đẩy nhanh tiến trình cải tiến giống cây trồng.

Các quy định này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang thực hiện một loạt chính sách nhằm cải tổ ngành giống cây trồng - vốn đang được xem là một mắt xích yếu trong nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực của Trung Quốc.

Theo dự thảo lần nói trên, những cây trồng chỉnh sửa gen khi đã hoàn thành các thử nghiệm đồng ruộng diện hẹp, thì có thể xin cấp phép công nhận sản xuất luôn mà không cần phải trải qua các cuộc thử nghiệm đồng ruộng diện rộng kéo dài - vốn là một yêu cầu bắt buộc để phê duyệt cây trồng biến đổi gen.

Điều này có nghĩa là các giống cây chỉnh sửa gen sẽ chỉ mất 1 tới 2 năm để được phê duyệt, trong khi quy trình này đối với các giống cây biến đổi gen là 6 năm.

Ông Han Gengchen, Chủ tịch công ty hạt giống Origin Agritech (SEED.O) cho biết: "Điều này thực sự mở ra cánh cửa cho cho các phương pháp chọn tạo giống cây trồng hiện đại. Đó là cơ hội vô hạn để cải thiện cây trồng chính xác hơn và hiệu quả hơn nhiều".

Chỉnh sửa gen là một công nghệ cải tiến giống cây trồng mới mà theo nhiều nhà khoa học được xem là là ít rủi ro vì nó không thêm bất kỳ gen ngoại lai nào vào cây trồng. Thay vào đó, các nhà khoa học chỉ chỉnh sửa hoặc thay đổi các gen đã có trong cây trồng để cải thiện hoặc thay đổi một số tính trạng, nhằm tạo ra các giống cây có sản lượng tốt hơn hay hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

Công nghệ này cho phép việc nhân giống và tạo ra các tính trạng mong muốn trên cây trồng diễn ra nhanh, chính xác hơn hơn đồng thời tiết kiệm chi phí hơn so với các biện pháp nhân giống thông thường, và công nghệ biến đổi gen. Nhiều quốc gia đã đưa ra các quy đinh, hướng dẫn đăng ký và phê duyệt cở mở và đơn giản, ví dụ như Hoa Kỳ.

Vào cuối năm 2020, giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết nước này cần sử dụng khoa học và công nghệ để "xoay chuyển" cấp bách ngành công nghiệp hạt giống, vốn từ lâu đã phải vật lộn với tình trạng thừa năng lực nhưng ít đổi mới.

Theo một báo cáo xuất bản vào tháng 12 năm ngoái của Rabobank, Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư rất lớn vào công nghệ chỉnh sửa gen. Số lượng các sản phẩm cây trồng chính sửa gen theo thị hiếu thị trường từ các viện nghiên cứu tại Trung Quốc nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.

Theo một báo cáo khác của Global Times, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để tạo ra hạt giống rau diếp với giàu hàm lượng vitamin C, các giống lúa chống chịu thuốc trừ cỏ…

Chính phủ Trung Quốc cũng vừa chính thức thông qua và công bố các quy định chỉnh sửa liên quan tới đánh giá an toàn và cấp phép canh tác cây trồng biến đổi gen – bản dự thảo được đệ trình lấy ý kiến vào tháng 11 năm ngoái.

Đây được xem là động thái mở cửa của chính phủ nước này đối với các giống cây biến đổi gen.  Dự kiến trong năm nay, một số giống ngô biến đổi gen sẽ được phép canh tác.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.