| Hotline: 0983.970.780

Ngộ độc hàng loạt do dùng thuốc BVTV lạ

Thứ Hai 07/11/2011 , 09:39 (GMT+7)

Sử dụng hóa chất lạ có nguồn gốc từ Trung Quốc để diệt rệp hại mía, nhiều nông dân ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã bị ngộ độc khi bước chân vào ruộng mía.

107 kg thuốc BVTV nói trên bị thu giữ tại Trạm BVTV huyện Tân Kỳ

Sử dụng hóa chất lạ có nguồn gốc từ Trung Quốc để diệt rệp hại mía, nhiều nông dân ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã bị ngộ độc khi bước chân vào ruộng mía.

 

Ngày 29/10, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Kỳ phối hợp với lực lượng công an lập biên bản thu giữ 107kg thuốc BVTV cực độc, mang nhãn hiệu “XUZHOFENG WEIHUAGONG CHINA” do Trung Quốc SX, tại nhà ông Trần Ngọc Hảo, xóm trưởng xóm 8, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ. Thuốc dạng bột, trọng lượng 800g/gói, bột màu đỏ, không có trong danh mục thuốc BVTV được Bộ NN-PTNT cho phép sử dụng tại Việt Nam

Ông Nguyễn Bá Quy, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Tân Kỳ cho biết: Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên diện tích mía tại huyện Tân Kỳ đều tốt bời bời, nhưng gần đến vụ thu hoạch lại bị rệp xơ bông trắng tấn công trên diện rộng. Để cứu mía, bà con các xã đã sử dụng một loại thuốc BVTV bột do Trung Quốc SX để diệt trừ loại rệp này.

Theo hướng dẫn thì loại thuốc bột này chỉ cần rải dưới chân ruộng mía với liều lượng từ 200 đến 400g/sào (tuỳ mật độ nhiễm nhẹ hay nặng), cứ cách 3 hàng mía thì rải một hàng, thời gian cách ly từ 15 đến 30 ngày mới được vào kiểm tra. Quá trình sử dụng loại thuốc BVTV lạ này, nhiều người dân ở Tân Kỳ đã bị ngộ độc.

Ông Trương Hải Hồ ở xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân là một trong số nhiều người bị ngộ độc do sử dụng loại thuốc lạ này. Sau 20 ngày rải thuốc, ông Hồ vào ruộng mía kiểm tra và đã bị ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, khó thở, hai mắt và hai bên thái dương đau nhức phải nằm điều trị tại nhà. Tình trạng ngộ độc loại thuốc này cũng xảy ra với ông Trương Văn Sự, xóm Trung Lương, xã Tân Xuân và hộ gia đình chị Hoa, anh Chiến, trú tại xóm Xuân Hương, xã Hương Sơn.

 Điều đáng nói là tại 2 xã Tân Xuân và Giai Xuân, một số hộ dân đã rải loại thuốc bột này ở các ruộng mía nằm trên các triền dốc cao, sau những đợt mưa lớn, thuốc trôi theo dòng nước đã tràn xuống phía dưới thấp nên có thể ngấm vào các tầng đất khiến bà con hiện không dám sử dụng vì lo sợ nguồn nước giếng đã bị nhiễm độc.

Theo phản ánh của người dân thì loại thuốc BVTV này do cán bộ nông vụ Cty CP Mía đường Sông Con cung ứng, nhưng họ lại không xuất trình được hóa đơn chứng từ giao nhận (do khi giao nhận không làm). Chị Đào Thị Ngân, xóm 8, xã Nghĩa Đồng khẳng định: "Chồng tôi (ông Trần Ngọc Hảo, xóm trưởng) nhận từ cán bộ nông vụ Cty CP Mía đường Sông Con 107kg về để cung ứng cho bà con trong xóm. Tuy nhiên, do thuốc bốc mùi rất thối nên anh Hảo phải đưa ra ngoài vườn để không ảnh hưởng đến người và gia súc, chưa kịp phát cho dân thì bị CA đến lập biên bản thu giữ...”.

Mặt trước vỏ bao loại thuốc bột nói trên

Theo ông Nguyễn Bá Quy, ngoài 107 kg thuốc đã bị thu giữ, hiện số lượng thuốc trong dân còn bao nhiêu, Trạm BVTV huyện Tân Kỳ cũng không kiểm soát nổi. Còn việc xử lý như thế nào đối với loại thuốc này hiện chưa có kết luận của các cơ quan chuyên môn nên chưa có cơ sở để xử lý. Đến nay, toàn bộ tang vật đang được giữ tại kho của Trạm BVTV, Công an huyện Tân Kỳ đang vào cuộc điều tra làm rõ sự việc.

Còn theo ông Ngô Xuân Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đồng thì thời gian vừa qua, Cty CP Mía đường Sông Con có tổ chức cho đại diện các HTX đi tham quan mô hình trồng mía tại Lạng Sơn và một số tỉnh phía Bắc. Có thể một số người đã tự ý mua loại thuốc bột này của Trung Quốc tại Lạng Sơn về để dùng thử nghiệm (?!).

Làm việc với báo chí, ông Phạm Bá Quý, Phó Giám đốc phụ trách nguyên liệu thuộc Cty CP Mía đường Sông Con phủ nhận việc cán bộ nông vụ của Cty này cung ứng thuốc BVTV lạ nói trên cho dân. Ông Quý khẳng định: “Sau khi phát hiện rệp xơ bông trắng xuất hiện trên cây mía, Cty đã cung ứng cho bà con 30.000 lọ thuốc Bassa và Jetan loại 244ml để diệt rệp chứ không hề có việc cung ứng loại thuốc bột không rõ nguồn gốc xuất xứ nói trên cho dân. Rất có thể bà con nhờ người mua thuốc này về thử nghiệm nên mới bị ngộ độc" (?!).

Liên quan đến việc sử dụng hóa chất này có để lại tồn dư trên cây mía khi đến kì thu hoạch hay không, ông Quý cho biết, khi vào vụ thu hoạch, Cty sẽ kiểm tra chất lượng, tồn dư thuốc BVTV trước khi thu mua mía nguyên liệu cho dân, nếu có tồn dư thuốc vượt mức cho phép Cty sẽ từ chối mua.

Sự việc trên một lần nữa cho thấy công tác quản lý thuốc BVTV ngoài danh mục hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn bị thả nổi. Đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm làm rõ nguồn gốc xuất xứ để có hướng xử lý các cá nhân, đơn vị vi phạm.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm