| Hotline: 0983.970.780

Ngỡ ngàng vẻ hoang sơ khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng

Thứ Tư 19/04/2017 , 15:37 (GMT+7)

Bên những cánh rừng tràm bạt ngàn, dưới các con kênh trong khu bảo tồn được trồng bông súng, trên bờ trồng chuối...

15-23-42_1-gd-khu-bo-ton-huong-dn-thm-qun-khu-bo-ton
Ông Lư Xuân Hội, GĐ Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (ngồi trên) cùng Tổng Biên tập Báo NNVN tham quan Khu bảo tồn

Đến khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) giữa những ngày nắng nóng mùa khô, nhưng nơi đây vẫn mát mẻ, không khí trong lành và rất dễ chịu.

Hiện tại, bên những cánh rừng tràm bạt ngàn, dưới các con kênh trong khu bảo tồn được trồng bông súng, trên bờ trồng chuối. Trong khu bảo tồn đang xây dựng một tháp canh bằng bê tông kiên cố với kinh phí gần 1 tỷ đồng sắp hoàn thành. Cán bộ quản lý khu bảo tồn đi kiểm tra bảo vệ rừng bằng vỏ lãi hoặc xe gắn máy.

Ông Lư Xuân Hội, GĐ Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cho biết: Khu bảo tồn rộng 2.800 ha, được chia ra các phân khu chức năng, gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1.015 ha, phân khu phục hồi sinh thái 937 ha, phân khu hành chính 852 ha và vùng đệm 8.836 ha. Khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng được thành lập theo Quyết định số 13/2002/QĐ-TTg ngày 14/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND, ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Hậu Giang.

Với hệ thống lung trũng ngập nước quanh năm và hoang sơ còn hiếm hoi ở ĐBSCL, kết hợp với rừng tràm, nơi đây rất thích hợp cho các loài cá đồng về sinh sống. Có lẽ vì vậy, khu bảo tồn này còn được gọi là “rốn cá” của vùng đồng bằng.

Ngoài ra, Lung Ngọc Hoàng đang tồn tại trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ. Với số loài thực vật phong phú như vậy, Lung Ngọc Hoàng là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ các thảm thực vật, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

15-23-42_2-tren-bo-trong-choi-duoi-kenh-trong-bong-sung
Trên bờ trồng chối, dưới kênh trồng bông súng
15-23-42_3-khu-bo-ton-nhin-tu-tren-co
Khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng nhìn từ trên cao
15-23-42_4-thu-hoch-chuoi
Thu hoạch chuối trong Khu bảo tồn
15-23-42_05-ngn-dp-de-giu-nuoc
Ngăn đập để giữ nước trong Khu bảo tồn

 

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 2] Giảm phát thải gắn bảo vệ môi trường

TÂY NINH Mô hình 'chăn nuôi xanh' đang được nhiều trang trại, doanh nghiệp tại Tây Ninh lựa chọn nhằm phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Cảnh giác sâu bệnh hại lúa giai đoạn trước, trong và sau trỗ

QUẢNG TRỊ Hiện đang là giai đoạn thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, chuột... phát sinh, gây hại.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất