| Hotline: 0983.970.780

Ngô sinh khối cho thu lãi gần 100 triệu/ha/năm

Thứ Ba 03/11/2020 , 17:26 (GMT+7)

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hạ Thúy Hạnh chủ trì tọa đàm về "Sản xuất ngô sinh khối" tại Vĩnh Phúc,và nhấn mạnh lợi ích kinh tế của loại cây này.

Ngày 3/11, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hạ Thúy Hạnh cùng các chuyên gia trồng trọt dự Tọa đàm về 'Sản xuất ngô sinh khối' tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại buổi gặp,  bà Hạnh được lắng nghe những chia sẻ của bà con nông dân trong việc trồng loại cây mới.

Ngày 3/11, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hạ Thúy Hạnh cùng các chuyên gia trồng trọt dự Tọa đàm về "Sản xuất ngô sinh khối" tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại buổi gặp,  bà Hạnh được lắng nghe những chia sẻ của bà con nông dân trong việc trồng loại cây mới.

Một trong những thắc mắc lớn nhất của bà con nông dân là lợi ích kinh tế khi chuyển từ ngô lấy hạt truyền thống sang ngô sinh khối. Bà Hạnh cho biết, ngô sinh khối có diện tích trồng dày tốn nhiều chi phí hạt giống và phân bón ban đầu hơn khoảng 20%. Tuy nhiên, khi thu hoạch, người nông dân không phải mất công tẽ hạt. Ngoài ra, nhờ sản lượng cao, doanh thu từ 1ha ngô sinh khối tương đương hoặc cao hơn ngô lấy hạt. 

Một trong những thắc mắc lớn nhất của bà con nông dân là lợi ích kinh tế khi chuyển từ ngô lấy hạt truyền thống sang ngô sinh khối. Bà Hạnh cho biết, ngô sinh khối có diện tích trồng dày tốn nhiều chi phí hạt giống và phân bón ban đầu hơn khoảng 20%. Tuy nhiên, khi thu hoạch, người nông dân không phải mất công tẽ hạt. Ngoài ra, nhờ sản lượng cao, doanh thu từ 1ha ngô sinh khối tương đương hoặc cao hơn ngô lấy hạt. 

Trên thị trường, ngô sinh khối hiện được doanh nghiệp mua với giá từ 850.000 đến 1 triệu đồng/tấn. Theo số liệu của Viên Nghiên cứu ngô, 1 ha ngô sinh khối vụ đông được canh tác trung bình khoảng 80-85 ngày, và năng suất là 40-45 tấn/ha. Như vậy, với 1 ha, người nông dân có thể canh tác 3 vụ/năm, thậm chí là 7 vụ trong 2 năm, đồng thời thu lãi đến 90 triệu đồng/năm.

Trên thị trường, ngô sinh khối hiện được doanh nghiệp mua với giá từ 850.000 đến 1 triệu đồng/tấn. Theo số liệu của Viên Nghiên cứu ngô, 1 ha ngô sinh khối vụ đông được canh tác trung bình khoảng 80-85 ngày, và năng suất là 40-45 tấn/ha. Như vậy, với 1 ha, người nông dân có thể canh tác 3 vụ/năm, thậm chí là 7 vụ trong 2 năm, đồng thời thu lãi đến 90 triệu đồng/năm.

Sau tọa đàm, bà Hạ Thúy Hạnh và Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc, Nguyễn Hoàng Dương tới thăm ruộng tại mô hình trồng ngô sinh khối làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Nông dân ở đây cho biết, ngô tại cánh đồng này vẫn ngậm sữa. Lá gốc chưa ngả vàng. Do đó, bà con dự kiến thu hoạch trong khoảng từ 7 đến 10 ngày nữa.

Sau tọa đàm, bà Hạ Thúy Hạnh và Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc, Nguyễn Hoàng Dương tới thăm ruộng tại mô hình trồng ngô sinh khối làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Nông dân ở đây cho biết, ngô tại cánh đồng này vẫn ngậm sữa. Lá gốc chưa ngả vàng. Do đó, bà con dự kiến thu hoạch trong khoảng từ 7 đến 10 ngày nữa.

Do mật độ trồng dày, ngô sinh khối phải dùng nhiều phương tiện cơ giới khi thu hoạch. Bà Hạnh tư vấn cho người dân, rằng trong thời gian đầu, người trồng ngô nên gom ruộng lại gần nhau để tiện trong việc chăm sóc, thu hoạch. Ngoài ra, bà nhấn mạnh, từ lúc trổ cờ, bà con không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Do mật độ trồng dày, ngô sinh khối phải dùng nhiều phương tiện cơ giới khi thu hoạch. Bà Hạnh tư vấn cho người dân, rằng trong thời gian đầu, người trồng ngô nên gom ruộng lại gần nhau để tiện trong việc chăm sóc, thu hoạch. Ngoài ra, bà nhấn mạnh, từ lúc trổ cờ, bà con không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Nhiều tỉnh trên cả nước đã đẩy mạnh và thành công trong việc chuyển hướng sang ngô sinh khối, như Quảng Bình, Nghệ An, Sơn La...Người dân trồng ngô sinh khối có nhiều cái lợi như rút ngắn thời gian canh tác mỗi vụ; chủ động phòng tránh được mưa lũ và tăng hệ số sử dụng đất.

Nhiều tỉnh trên cả nước đã đẩy mạnh và thành công trong việc chuyển hướng sang ngô sinh khối, như Quảng Bình, Nghệ An, Sơn La...Người dân trồng ngô sinh khối có nhiều cái lợi như rút ngắn thời gian canh tác mỗi vụ; chủ động phòng tránh được mưa lũ và tăng hệ số sử dụng đất.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.