| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật chăm bón cây vụ đông khu vực phía Bắc

Thứ Tư 28/09/2022 , 09:43 (GMT+7)

Nhằm nâng cao năng suất vụ đông, nông dân đã lựa chọn phân NPK Văn Điển bón cho cây trồng, nhưng chưa phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Phan bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cây rau màu. Video: Vandienfmp.vn.

Thời vụ, đất đai, nhóm cây trồng vụ đông ở khu vực phía Bắc

Hầu hết đất trồng cây vụ đông ở các tỉnh phía Bắc là đất thịt nhẹ, cát pha, cao thoát nước mỏng màu, đất sau thu hoạch lúa vụ mùa không được "nghỉ" tranh thủ thời vụ để trồng vụ đông ngay nên các chân ruộng thường nghèo dinh dưỡng do vụ trước cây lúa đã lấy đi, sản phẩm tàn dư để lại như gốc rạ, cỏ tươi khi làm đất trồng vụ đông sẽ phân hủy giải phóng chất độc hữu cơ làm cho độ chua đất tăng lên.

Theo điều tra nông học đất, thường độ pH đo được dưới 4,5, mà tất cả các loại cây vụ đông đều có nhu cầu độ pH từ 5,0 - 6,5, như vậy phải chú ý đến phân bón có vôi để khử chua, nâng độ pH đất.

Thời vụ, nhóm cây trồng vụ đông

Vụ đông ở miền Bắc thường bắt đầu trung tuần tháng 9 dương lịch đến tháng 2 năm sau, tần suất vụ đông lạnh chiếm đa số, số giờ nắng thấp bình quân 3 – 4 giờ/ngày, nhiều ngày mưa phùn lạnh giá âm u kéo dài cây trồng khó khăn quang hợp, thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản nhất là nhóm cây ưa ẩm. Theo đặc tính nông học, cây vụ đông ở miền Bắc được chia làm 2 nhóm: Nhóm cây ưa ấm như: ngô, khoai lang, đậu tương, ớt, nhóm cây ưa lạnh, khoai tây, bắp cải, su hào, súp lơ, hành tỏi, các loại cải ăn lá, một số loại củ quả như cà chua, cà rốt… Cây ưa ấm trồng càng sớm càng tốt, kết thúc thời vụ chậm nhất là 5/10 dương lịch, cây ưa lạnh thì kéo dài suốt đến tháng 2 năm sau.

Hướng dẫn chăm bón cây vụ đông bằng phân Đa yếu tố NPK Văn Điển. Ảnh: T.L.

Hướng dẫn chăm bón cây vụ đông bằng phân Đa yếu tố NPK Văn Điển. Ảnh: T.L.

Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cây vụ đông

Yêu cầu đất trồng cơ giới nhẹ, ngọt pH từ 5,0 – 6,0 thoát nước tốt. Dinh dưỡng trong đất phải được duy trì đầy đủ đa lượng N – P – K đặc biệt các chất dinh dưỡng trung lượng canxi (CaO), magie (MgO); Silic (SiO2), và vi lượng : Bo (B); Kẽm (Zn); Đồng (Cu); Sắt (Fe); Coban (Co)… thì sản phẩm rau củ quả đảm bảo chất lượng và năng suất đạt cao, cây trồng khỏe, ít sâu bệnh gây hại, giảm sử dụng thuốc BVTV.

Tuy nhiên trong dất trồng thường nghèo, hầu hết các loại chất, bởi vậy phải bổ sung thông qua bón phân, cung cấp các loại dinh dưỡng nuôi cây, nhưng do hiểu biết còn hạn chế nhiều bà con nông dân thấy phân đạm (N), Urê cây "bốc" nhanh nên lạm dụng quá nhiều cây trồng yếu, đề kháng sâu bệnh giảm, thân lá tích nước, chất lượng nông sản thấp, dư lượng độ độc đạm trong sản phẩm cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đất bạc màu, độ chua tăng…

Những năm gần đây các loại phân tổng hợp N-P-K cũng được sử dụng nhiều, tuy nhiên mới chỉ cung cấp 3 thành phần đa lượng Đạm (N), Lân (P2O5) và kali (K2O) mà còn thiếu hầu hết các loại chất trung lượng, vi lượng, sản phẩm rau quả chất lượng vẫn thấp và sâu bệnh chưa thuyên giảm.

Tính khác biệt, hiệu quả vượt trội của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây vụ đông

Khác biệt so với các loại NPK thông thường, phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có 13 loại chất dinh dưỡng gồm: chất đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O), vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S), cùng chất vi lượng: Bo (B), kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Sắt (Fe), Coban (Co)…

ĐYT NPK Văn Điển được sản xuất ra trên dây chuyền hiện đại hóa hợp phân lân nung chảy Văn Điển có 10 loại dinh dưỡng đó là: P2O5 =16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; B = 0,4%; Zn = 0,04%; Mn = 0,02%, Fe = 0,4%; Cu = 0,1%; Co = 0,02% phối hợp với 3 loại dinh dưỡng là: N, K, S theo tỷ lệ thích hợp nhu cầu của từng loại cây trồng trong từng thời kỳ sinh trưởng. Hiện nay trên thị trường phân bón duy nhất phân bón Văn Điển được xếp vào nhóm phân có nhiều chất dinh dưỡng nhất (Đa yếu tố).

Một số loại phân ĐYT NPK chuyên dùng hiệu quả rất cao cho cây trồng vụ đông:

- Các loại phân dùng bón lót:

+ ĐYT NPK 5.10.3: Có thành phần dinh dưỡng sau:

 (N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 14%; S = 2%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…)

+ ĐYT NPK 10.7.3: Có thành phần dinh dưỡng sau:

 (N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 2%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…)

+ ĐYT NPK 8.8.4: Có thành phần dinh dưỡng sau:

 (N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 2%; S = 2%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…).

Ba loại phân dùng bón lót nêu trên đều tan từ từ tốt bền cho rễ cây hấp thụ giúp cây trồng mập khỏe nâng cao năng suất chất lượng, đặc biệt có lượng vôi, magie, silic, vi lượng cao làm ngọt đất, tơi xốp thoáng khí cung cấp đầy đủ vi lượng cho cây trồng cả vụ sản xuất.

- Các loại phân chuyên dùng bón thúc:

+ ĐYT NPK 12.5.10: Có thành phần dinh dưỡng sau:

 (N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…)

+ ĐYT NPK 13.3.10: Có thành phần dinh dưỡng sau:

 (N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 1%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 7%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…)

+ ĐYT NPK 13.3.13: Có thành phần dinh dưỡng sau:

 (N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 13%; CaO = 2%; MgO= 4%; SiO2 = 4%; S = 2%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…).

+ ĐYT NPK 14.6.7: Có thành phần dinh dưỡng sau:

 (N = 14%; P2O5 = 6%; K2O = 8%; CaO = 4%; MgO = 4%; SiO2 = 2%; S = 2%; và các chất vi lượng : B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…).

Đa số nông dân ưa chuộng phân NPK Văn Điển vì phù hợp với nhiều loại cây trồng. Ảnh: T.L

Đa số nông dân ưa chuộng phân NPK Văn Điển vì phù hợp với nhiều loại cây trồng. Ảnh: T.L

Hướng dẫn kỹ thuật bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây vụ đông khu vực phía Bắc

Bón phân cho cây ngô

Hiện nay trồng phổ biến ngô lấy hạt và ngô sinh khối (lấy thân lá cho chăn nuôi bò), nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô rất lớn, ngoài 3 chất N – P – K, ngô rất cần silic (SiO2) phát triển lông gai lá thân để chống lại sâu bệnh, đồng thời cũng cần nhiều magie (MgO), để tăng quang hợp ánh sáng tạo sinh khối năng suất và cần các chất vi lượng, phân bón Văn Điển hiệu quả đặc biệt cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cho cây ngô. Sau khi đánh rạch luống hoặc cuốc hốc bón 20 – 25kg ĐYT NPK 5.10.3 hoặc dùng 15 – 18kg /sào ĐYT NPK 10.7.3 bón vào hốc hoặc rạch luống trước khi tra hạt. Khi cây có 4 – 5 lá thì sử dụng ĐYT NPK 14.6.8 lượng bón từ 12 – 14 kg/sào, rải phân sau đó vun đất kín phân, khi ngô có 7-9 lá thì sử dụng phân ĐYT NPK 13.3.3 hoặc sử dụng phân ĐYT NPK 13.3.10 lượng bón 20 – 25 kg/sào. Rải phân xong vun luống phủ đất kín phân.

Bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho cây su hào, bắp cải, súp lơ

Sau khi lên luống sử dụng phân bón lót, một trong các loại sau đây: ĐYT NPK 5.10.3 lượng bón 15-18 kg/sào, nếu dùng ĐYT NPK 10.7.3 hoặc dùng ĐYT NPK 8.8.4 thì lượng bón 10-13 kg/sào. Rải phân vào hốc trộn đều phân với đất trước khi trồng cây con. Sau khi cây hồi xanh dùng phân ĐYT NPK 13.3.10 pha loãng với nước tưới tuần 3 – 4 lần. Khi cây rải lá bằng thì dùng ĐYT NPK 13.3.10 hoặc ĐYT NPK 12.5.10 lượng bón 10 – 12 kg/sào, rải phân xa gốc rồi tưới ẩm cho phân tan cây hấp thụ nhanh hoặc có thể ngâm phân sau đó pha loãng tưới. Khi bắp cải bắt đầu cuốn bắp, su hào bắt đầu hình của và súp lơ bắt đầu nhú hoa thì sử dụng 8 – 10 kg/ sào ĐYT NPK 13.3.10 hoặc ĐYT NPK 13.3.13 rải phân xa gốc sau đó tưới nước hoặc hòa loãng phân rồi tưới.

Bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho các loại rau cải ăn lá

Các loại rau cải xanh, cải ngọt, cải mèo, cải cúc… Có nhu cầu vi lượng rất cao, ngoài ba chất N – P – K , phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của các loại rau cải ăn lá, rau cải được bón phân ĐYT NPK Văn Điển, lá dày, giòn, màu xanh hanh vàng, nấu, luộc màu vàng thơm, ít sâu bệnh không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, lượng bón phổ biến dùng loại lót ĐYT NPK 10.7.3 từ 12 – 15 kg/sào, bón thúc khi cây hồi xanh từ 10 – 12 kg/ sào ĐYT NPK 13.3.10 hoặc dùng ĐYT NPK 12.5.10. Bón phân xong tưới nước hoặc hòa loãng phân tưới.

Bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho cây khoai tây

Sau khi rạch luống sử dụng phân lót ĐYT NPK 10.7.3, lượng bón 12 – 15 kg/sào, rải phân cách củ giống 3 – 5cm cùng với phân chuồng hoai mục. Khi cây cao 10 – 15cm, bón thúc đợt 1: Từ 12 – 15 kg/sào ĐYT NPK 14.6.8 hoặc ĐYT NPL 13.3.10 kết  hợp tưới nước vun luống đợt 1: Sau trồng 40 – 45 ngày bón thúc đợt 2: Lượng bón 12 – 15 kg/ sào dùng loại phân ĐYT NPK 13.3.10  hoặc ĐYT NPK 13.3.13. Sau bón phân vun cao luống và tưới nước ẩm.

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho sà lách, rau thơm, hành tỏi,…

Cày bừa đất nhỏ tơi xốp tiến hành lên luống rộng 80cm hoặc 1,4m, sử dụng phân bón lót ĐYT NPK 10.7.3 lượng bón 15 – 18 kg/sào rải đến phân trên mặt luống cào vùi phân lẫn đất sau đó gieo hạt giống, thường xuyên tưới ẩm để cây phát triển, sau khi cây cao lên khỏi mặt đất thì dùng phân ĐYT NPK 13.3.13 hoặc ĐYT NPK 14.6.8 lượng bón từ 6 – 8 kg/sào, hòa loãng phân tưới cho rau từ 2 – 3 lần.

Hiệu quả vượt trội của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đối với cây rau vụ đông

Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cân đối 3 loại dinh dưỡng đa lượng N – P – K cho cây rau trong phân còn chứa 10 loại chất dinh dưỡng gồm: Vôi, magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, sắt, mangan, đồng,…

Bón phân ĐYT NPK cho rau cùng một lúc cung cấp đầy đủ 13 loại dinh dưỡng, cây rau "no" đủ khỏe mạnh, lá dày, xanh sáng, mặt lá bóng, sức đề kháng sâu bệnh tốt, ít phải sử dụng thuốc, sâu phẩm rau quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, sản phẩm dễ tiêu thụ, hàng vạn bà con nông dân ở các tỉnh chuyên canh rau: Gia Lộc, Cẩm Bình (Hải Dương), Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín (Hà Nội), Vũ Thư, Quỳnh Phụ, Thái Thụy (Thái Bình)… Quen dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển trong nhiều năm qua đã thu lợi nhuận cao, bảo vệ được môi trường sinh thái đất, giảm dùng thuốc trừ sâu 2 lần, năng suất tăng 1,8 lần so bón phân đơn, và tăng 1,4 lần so với các loại NPK khác.

Xem thêm
Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...