| Hotline: 0983.970.780

Ngoại giao phân bón: Khi amoniac được đặt lên bàn đàm phán

Thứ Tư 19/10/2022 , 10:15 (GMT+7)

Thật khó tưởng tượng rằng phân bón lại có thể là thứ hàng hóa đem ra “mặc cả” và thương thảo trong chính trị và ngoại giao của các cường quốc?

Một nhà máy sản xuất phân bón amoniac ở Veliky Novgorod của Nga. Ảnh: Kremlin Pool / Alamy

Một nhà máy sản xuất phân bón amoniac ở Veliky Novgorod của Nga. Ảnh: Kremlin Pool / Alamy

Liên Hợp quốc đã tham gia nhiều tuần vào các cuộc đàm phán kín nhằm tạo điều kiện cho Nga đưa một lượng lớn khí amoniac, một thành phần quan trọng trong phân bón nitrat, qua lãnh thổ Ukraine đến Biển Đen. Từ đó, nó sẽ được vận chuyển đến các cảng trên toàn thế giới, một phần của giao dịch trị giá hàng tỷ USD dự kiến ​​sẽ cải thiện sản lượng nông nghiệp và giảm bớt nạn đói trên toàn cầu.

Một nguồn tin ngoại giao cho hay, một bản hiệp ước cơ bản đã được thống nhất vào tháng trước, tuy nhiên một số yếu tố - bao gồm cả cuộc trưng cầu dân ý do Nga tổ chức nhằm sáp nhập miền đông Ukraine cùng những bất đồng về nơi tổ chức lễ ký kết - đã khiến việc triển khai bị trì hoãn.

Kể từ đó đến nay, các bên đã tiếp tục đưa ra thêm các yêu cầu mới nhưng thỏa thuận phân bón vẫn còn để ngỏ, làm lu mờ cả một trong những thành tựu ngoại giao lớn nhất của Liên Hợp quốc kể từ khi nổ ra xung đột Nga- Ukraine.

Thỏa thuận ngũ cốc hồi tháng 7 tại Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của đòn “ăn miếng trả miếng”, bao gồm cam kết của Liên Hợp quốc cho phép mở lại hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, đặc biệt là amoniac của Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó đã liên tục phản đối Liên minh châu Âu đã ngăn không cho phân bón Nga xuất khẩu ra thế giới.

Các quan chức Liên Hợp quốc đang lo ngại rằng Moscow có thể sẽ không gia hạn bản thỏa thuận ngũ cốc khi nó đáo hạn vào cuối tháng 11 tới, trừ khi nước này có thể vận chuyển amoniac của mình.

Stéphane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp quốc cho biết: Tổng thư ký Antonio Guterres “cam kết có một Sáng kiến ​​Ngũ cốc Biển Đen được mở rộng” và đích thân ông đang làm việc tích cực để loại bỏ trở ngại cuối cùng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Liên Hợp quốc đang coi hiệp ước amoniac là chìa khóa để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu khi tìm cách vượt qua sự phản đối của Kiev để đàm phán trực tiếp với Moscow bằng một thỏa thuận gồm hai phần: Công ty phân bón nhà nước Nga, Uralchem, sẽ vận chuyển khí amoniac đến biên giới Ukraine để bán cho công ty thương mại của Mỹ, Trammo.

Theo giới thạo tin, nếu suôn sẻ Trammo sẽ đạt được thỏa thuận thứ hai với các nhà chức trách Ukraine cho phép hãng vận chuyển amoniac qua lãnh thổ Ukraine đến cảng Yuzhne ở Biển Đen. Tờ Financial Times cho biết, điều này sẽ cho phép Nga xuất khẩu 2 triệu tấn amoniac mỗi năm, với giá trị 2,4 tỷ USD.

George Fominyen, người phát ngôn của Chương trình Lương thực Thế giới cho biết: “Nga, với tư cách là nhà xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho những năm tới. Chúng ta đang chứng kiến ​​một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mà nguyên nhân phần lớn là do giá cao, khiến cho việc tiếp cận thực phẩm trở nên khó khăn hơn. Nếu không có đủ phân bón trong năm nay, cuộc khủng hoảng hiện tại có thể trở nên khan hiếm lương thực vào năm 2023, khi sản lượng cây trồng giảm".

Theo giới quan sát, sự thất bại của các cuộc đàm phán có thể gây cùng quẫn cho hàng trăm triệu người, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình, những người có sinh kế phụ thuộc vào các loại cây trồng sử dụng phân bón của Nga. Nếu Nga tiếp tục siết chặt các nhượng bộ bổ sung, sẽ buộc ông Guterres phải thuyết phục các chính phủ châu Âu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các công ty Nga. Tuy nhiên vẫn chưa rõ liệu có thành công hay không trong khi Washington và các đồng minh châu Âu vẫn tỏ ra cứng rắn với Moscow.

“Sự thiếu hụt của thị trường amoniac trước đây được vận chuyển qua Ukraine đã gây ra khó khăn đáng kể ở các nước phụ thuộc vào sản phẩm đó. Chúng tôi tin rằng việc nối lại các lô hàng sẽ giúp ổn định giá phân bón trên toàn thế giới và tránh một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu”, một chuyên gia nhận định.

(Devex)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất