| Hotline: 0983.970.780

Người dân tự nguyện giao nộp 2 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm

Thứ Tư 15/08/2018 , 13:25 (GMT+7)

Chiều 14/8, thông tin từ Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch tiếp nhận 2 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm để tiến hành chăm sóc, cứu hộ.

12-01-10_b_chuyen_tu_nguyen_gio_nop_2_c_the_khi_duoi_lon_quy_hiem_cho_luc_luong_chuc_nng
2 cá thể khỉ đuôi lợn do bà Nguyễn Thị Chuyền giao nộp

Được biết, 2 cá thể khỉ đuôi lợn trên do bà Nguyễn Thị Chuyền (trú tại xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch) mua từ một người dân vào tháng 5/ 2018 rồi mang về nhà nuôi để làm cảnh. Sau khi được truyên truyền, vận động bà Chuyền đã tự nguyện giao nộp lại cho Hạt kiểm lâm huyện Bố Trạch.

Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina, là loài linh trưởng có lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm và đuôi gần giống đuôi lợn. Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/ 2006/ NĐ - CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Tại thời điểm tiếp nhận, 2 cá thể có trọng lượng lần lượt là 4,5 kg và 5 kg đang có biểu hiện mất tập tính hoang dã. Được biết, các bác sỹ thú y của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ tiến hành chăm sóc, theo dõi và phục hồi tập tính hoang dã; khi đủ điều kiện sẽ thả về môi trường tự nhiên.

Hành động tự nguyện giao nộp động vật hoang dã để cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên của bà Nguyễn Thị Chuyền đã đóng góp một phần rất quan trọng vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.