| Hotline: 0983.970.780

Người dân tuyệt đối không che giấu tình trạng bệnh

Thứ Ba 15/06/2021 , 06:58 (GMT+7)

Chính quyền TP.HCM yêu cầu người dân khi có triệu chứng bệnh Covid-19, yếu tố dịch tễ, phải liên hệ y tế..., tuyệt đối không được che giấu tình trạng bệnh của mình.

Trong thời gian giãn cách xã hội, người dân TP.HCM được khuyến cáo hạn chế ra đường khi không thật sự cần thiết. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Trong thời gian giãn cách xã hội, người dân TP.HCM được khuyến cáo hạn chế ra đường khi không thật sự cần thiết. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký quyết định về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ thêm 14 ngày kể từ 0giờ ngày 15/6.

UBND TP.HCM đề nghị người dân TP.HCM bình tĩnh, yên tâm, tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch, hợp tác với chính quyền TP.HCM. Nghiêm túc chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là đeo khẩu trang nơi công cộng và nơi làm việc.

Hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết; người trên 60 tuổi ở nhà toàn thời gian; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người với người tại nơi công cộng.

Yêu cầu người dân TP.HCM khi có triệu chứng, có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh Covid-19 phải đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được khám, sàng lọc theo quy định; khai báo y tế trung thực, tuyệt đối không được che giấu tình trạng bệnh của mình.

Kiểm tra xe ra vào khu vực có dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Kiểm tra xe ra vào khu vực có dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thủy.

UBND TP.HCM cũng đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận - huyện tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác; tiếp tục quán triệt thực hiện kiên trì nguyên tắc chống dịch "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch", đặc biệt chú trọng khâu phát hiện. Phát huy tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch", tự giác bảo vệ chính bản thân và gia đình trước nguy cơ dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, rà soát, ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19" để triển khai thực hiện, đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức “nguy cơ rất cao", “nguy cơ cao", “nguy cơ", “bình thường mới" cho từng địa bàn, chuẩn bị các tình huống, giải pháp tương ứng với từng mức nguy cơ, áp dụng ở phạm vi phù hợp với kết quả điều tra dịch tễ nhằm đảm bảo “mục tiêu kép”.

TP.HCM dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại nơi công cộng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

TP.HCM dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại nơi công cộng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

TP.HCM tiếp tục dừng các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng, không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người.

Tiếp tục dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại nơi công cộng. Riêng cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu sau được phép hoạt động: nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu...; ngân hàng, kho bạc, cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm..., chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh...

Cửa hàng tiện ích được hoạt động nhưng không phục vụ quá 10 người trong một thời điểm, đảm bảo phòng, chống dịch.

Khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động nhưng không phục vụ tại chỗ, chỉ bán hàng mang về. Các cơ sở chế biến thức ăn gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căn-tin, bếp ăn tập thể được hoạt động nhưng phải tuân thủ hướng dẫn của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.

Riêng với nhà hàng trong khách sạn được phép hoạt động, không phục vụ bia, rượu và các loại nước có cồn. Chỗ ngồi phải thông thoáng, bảo đảm khoảng cách giữa 2 người là từ 2 m trở lên, không phục vụ quá 10 người.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Để Ba Chẽ không chia cắt trong mùa mưa bão

Huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông, đảm bảo người dân không bị 'ngăn sông, cách suối' trong mùa mưa bão.