| Hotline: 0983.970.780

Thành lập bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 Bộ Y tế tại TP.HCM

Thứ Hai 14/06/2021 , 14:20 (GMT+7)

Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 Bộ Y tế tại TP.HCM sẽ do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng bộ phận.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra công tác chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: BYT.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra công tác chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: BYT.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch Covid-19 (lần 2) tại TP.HCM do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng bộ phận.

Đây là lần thứ hai, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM, ông sẽ tham gia các cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM.

Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế còn có 3 Phó Trưởng bộ phận thường trực gồm: Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức, chịu trách nhiệm công tác điều trị;  Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM Phan Trọng Lân, chịu trách nhiệm công tác điều tra, giám sát dịch và công tác xét nghiệm; Viện trưởng Viện Y tế Công cộng TP.HCM Đặng Văn Chính, chịu trách nhiệm về công tác cách ly y tế và xử lý môi trường. Ngoài ra, Bộ phận thường trực còn có 6 thành viên. 

Nhiệm vụ của Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế là hỗ trợ các hoạt động chuyên môn kỹ thuật trong việc giám sát, đáp ứng chống dịch; điều trị bệnh nhân; xét nghiệm; tổ chức cách ly; công tác truyền thông trên địa bàn TP.HCM, các địa phương lân cận có liên quan;

Kiểm tra, hỗ trợ TP.HCM trong việc tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trao đổi cùng lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ngay sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc Covid-19 tại bệnh viện. Ảnh: BYT.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trao đổi cùng lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ngay sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc Covid-19 tại bệnh viện. Ảnh: BYT.

Cụ thể, về hoạt động điều tra, giám sát dịch: Hỗ trợ, hướng dẫn việc tổ chức triển khai các hoạt động giám sát, quản lý số liệu, truy vết, khoanh vùng ổ dịch, xử lý ổ dịch tại cộng đồng.

Về công tác xét nghiệm: Hỗ trợ, hướng dẫn địa phương việc tổ chức triển khai các hoạt động lấy mẫu; hướng dẫn thực hiện xét nghiệm và áp dụng các loại xét nghiệm, sinh phẩm xét nghiệm phù hợp; hướng dẫn đảm bảo an toàn sinh học và quản lý số liệu xét nghiệm. Điều phối các đơn vị xét nghiệm có liên quan đảm bảo có kết quả nhanh, chính xác.

Về tổ chức thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế: Hỗ trợ, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các hoạt động cách ly; phòng chống lây nhiễm trong các cơ sở cách ly; xử lý môi trường trong khu cách ly; phòng chống dịch, xử lý dịch trong khu cách ly, khu công nghiệp, công sở, trường học, khu vực công cộng.

Về công tác điều trị: Hỗ trợ, hướng dẫn địa phương thành lập các bệnh viện dã chiến; công tác điều trị, cấp cứu bệnh nhân; tổ chức khám, sàng lọc, phân loại, thu dung bệnh nhân; triển khai các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn, xử lý ổ dịch trong các cơ sở điều trị; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác khám chữa bệnh và phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế.

Về hoạt động truyền thông: Đưa tin, hỗ trợ trong công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM, các địa phương lân cận; tuyên truyền, khuyến cáo người dân tự phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng khẩu trang đúng cách, thực nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.