| Hotline: 0983.970.780

Người trồng kiệu vui vì trúng mùa, lại được giá

Thứ Sáu 19/01/2018 , 10:05 (GMT+7)

Từ cuối tháng 11 âm lịch, người trồng kiệu ở Khánh Hòa bắt đầu bước vào vụ thu hoạch để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán.

Năm nay, nhiều hộ canh tác loại cây này vô cùng phấn khởi vì kiệu vừa được mùa lại được cả giá.

Người trồng kiệu Khánh Hòa vô cùng phấn khởi vì vụ kiệu năm nay được mùa, được giá

Tìm đến những cánh đồng trồng kiệu ở các huyện Cam Lâm, TP Cam Ranh chúng tôi chứng kiến một không khí vô cùng nhộn nhịp. Hàng chục người dân tay thoăn thoắt trên những luống kiệu để thu hoạch kịp giờ cho thương lái đưa lên xe chở về các tỉnh phía Nam tiêu thụ.

Tiếp chuyện chúng tôi, nông dân Trần Văn Thanh cho biết, năm nay gia đình ông bắt đầu xuống giống cây kiệu từ đầu tháng 6 âm lịch trên diện tích gần 1ha. Kiệu phát triển tốt nên cách đây gần 10 ngày, ông Thanh bắt đầu xuất bán dần. Dự tính, đến gần giữa tháng chạp, toàn bộ ruộng kiệu của gia đình sẽ thu hoạch xong.

“Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất kiệu cao, hàng lại khan hiếm nên bán rất được giá. Tính trung bình, nếu như năm ngoái mỗi sào kiệu bán được từ 25 - 28 triệu thì năm nay lên tới 32 - 35 triệu đồng/sào. Với diện tích trồng kiệu nhà tôi, sau khi trừ các chi phí và nhân công thì vụ này cũng có lãi gần trăm triệu”, ông Thanh hồ hởi.

“Khác với những năm trước phải gọi thương lái tới thu mua thì năm nay 6 sào kiệu của gia đình tôi đã được các chủ hàng hỏi mua từ giữa tháng 11 âm lịch. Kiệu được mùa, năng suất rất cao, ước tính có thể lên tới 1,4 - 1,5 tấn/sào. Thương lái thu mua giá cũng rất cao. Vừa qua, tôi bán ruộng kiệu của mình với giá 34 triệu/sào. Cũng thu được một khoản lời kha khá cho gia đình ăn tết”, nông dân Nguyễn Thị Hồng tâm sự.

Tại TP Cam Ranh, người dân xuống giống muộn hơn nên các ruộng kiệu trên địa bàn mới lác đác vài hộ thu hoạch. Mặc dù vậy, qua tìm hiểu của chúng tôi thì hầu hết các ruộng kiệu đã được thương lái tìm đến và mua kiệu non vì sợ vào thời điểm giáp tết sẽ không có nguồn hàng.

Theo bà Nhung, một thương lái thu mua kiệu thì năm nay nhìn chung các vùng trồng kiệu trên địa bàn Khánh Hòa đều được mùa. Cây kiệu gặp thời tiết thuận lợi nên phát triển tốt, cho củ to, chắc, ít có hiện tượng hư thối.

“Chúng tôi thường thu mua kiệu bắt đầu từ cuối tháng 11 đến ngày 25 tháng chạp và chủ yếu tiêu thụ trên thị trường TP Hồ Chí Minh. Hiện mỗi ngày tôi thu mua được từ 3 - 4 tấn kiệu, so với năm ngoái thì ít hơn nhưng giá lại cao bởi năm nay hàng chất lượng tương đối tốt”, bà Nhung nói.

Đánh giá về mặt hàng kiệu tết năm nay, ông Ngô Văn Nhẹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Thành Nam (TP Cam Ranh) - địa phương có diện tích trồng kiệu lớn nhất Khánh Hòa cho rằng, chưa bao giờ, kiệu lại được mùa, được giá như thế. Một mặt là do thời tiết thuận lợi, mặt nữa là do diện tích trồng kiệu những năm gần đây giảm dần nên hiếm hàng.

Cũng theo ông Nhẹ, các năm trước vì giá cả bấp bênh, nhân công cao nguồn giống khan hiếm nên người dân không mặn mà với cây kiệu và chuyển một diện tích lớn sang trồng các loại cây khác. Chỉ tính riêng trên địa bàn Cam Thành Nam, so với trước đây thì diện tích trồng kiệu chỉ còn 1/6 (còn khoảng trên 10ha).

15-35-35_2
Giá thu mua kiệu tăng lên từ 3 - 5 triệu đồng/sào so với những năm trước

“Năm nay thấy cây kiệu mang lại hiệu quả chắc chắn người dân sẽ tăng diện tích trồng trở lại. Do đó chúng tôi cũng khuyến cáo bà con là nên trồng ở những diện tích phù hợp với cây kiệu, không nên mở rộng ồ ạt. Ngoài ra, về hiệu quả kinh tế thì bà con chủ động nhận thức và xác định nên trồng hay không. Hội Nông dân sẽ hỗ trợ nguồn vốn vay và hướng dẫn bà con sử dụng các loại thuốc BVTV phòng ngừa sâu bệnh, dịch hại”, ông Nhẹ nói.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất