| Hotline: 0983.970.780

Người Xê Đăng bất lực nhìn nhà rông bị giặc lửa thiêu rụi

Thứ Tư 05/12/2018 , 17:24 (GMT+7)

Chiều 5/12, ông Phan Hồng Sơn- Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, khoảng 10h ngày 5/12, nhà rông làng Kon Brông, xã Ngọc Wang bỗng dưng bị bốc cháy dữ dội. 

Nhà rông làng Kon Brông bị thiêu rụi

Nhận được tin báo, các lực lượng chức năng và người dân xã Ngọc Wang có mặt tại nhà rông để chữa cháy, phải hơn 30 phút khống chế, đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, nhà rông đã bị thiêu trụi, chỉ còn lại một số khung, cột cháy sém.

Nhà rông làng Kon Brông, xã Ngọc Wang được bà con nhân dân xây dựng vào năm 2016, theo đúng kiểu nhà rông truyền thống của người Xê Đăng, như mái lợp tranh, cột làm bằng gỗ, sàn gỗ… với hàng ngàn ngày công của bà con góp sức dựng lên, trị giá ước tính khoảng 400 triệu đồng. Nhà rông làng Kon Brông được bà con người dân tộc Xê Đăng sử dụng làm nơi sinh hoạt cộng đồng, hội họp, tổ chức các lễ hội văn hóa của làng. Hàng trăm người dân có mặt phải chứng kiến cảnh đau lòng khi nhà rông truyền thống của mình bị giặc lửa thiêu rui trong sự bất lực.

Nguyên nhân ban đầu được xác định dẫn tới nhà rông bị thiêu rụi là do chập điện. Hiện nay Công an huyện Đăk Hà đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân nhà rông làng Kon Brông bị giặc lửa thiêu cháy- ông Tiến thông tin.

Dưới đây là một số hình ảnh nhà rông làng Kon Brông bị thiêu rụi:

 
 
 
 
 
 
 
 

 

Xem thêm
Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Khánh thành đền thờ anh hùng liệt sĩ hơn 50 tỷ. Hơn 50ha cây ăn quả ở Hà Tĩnh gặp hạn. Bến Tre: Giá dừa tươi lên mức 120.000 đồng/12 trái. Chia sẻ khó khăn với người dân về quê nghỉ lễ.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

15ha rừng bị cháy trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hà Giang Tính đến 17 giờ ngày 27/4, vụ cháy rừng ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang đã được lực lượng chức năng khống chế thành công, khoảng 15ha rừng bị cháy.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm