| Hotline: 0983.970.780

Tiếp bài 'Đề nghị thay đổi vị trí đặt Trạm thu phí cầu Yên Lệnh':

Nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên tiếp tục đề nghị Bộ GTVT trả lời

Thứ Sáu 22/11/2019 , 10:05 (GMT+7)

Nhiều ý kiến không nhất trí về việc giải quyết các vấn đề liên quan tới Dự án xây dựng QL38 đoạn từ cầu Yên Lệnh tới nút giao Vực Vòng của các cơ quan liên quan.

Sau khi đăng bài “Đề nghị thay đổi vị trí đặt Trạm thu phí cầu Yên Lệnh” ngày 24/7/2019, Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục nhận được thư phản ánh của ông Vũ Quang Hải, nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Hưng Yên và ông Phạm Anh Quân, nguyên Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Hưng Yên không nhất trí về việc giải quyết các vấn đề liên quan tới Dự án xây dựng QL38 đoạn từ cầu Yên Lệnh tới nút giao Vực Vòng của các cơ quan liên quan.

Trạm thu phí cầu Yên Lệnh.

Ngoài không đồng tình với việc chỉ xây mới khoảng 8,7km/12,42km, đưa một cây cầu lớn vượt sông Hồng cùng Trạm thu phí của nó khi không phải đầu tư xây dựng toàn bộ dự án và việc không xác định rõ vị trí đặt trạm thu phí BOT dự án đã được phê duyệt theo Quyết định số 3926/QĐ-BGTVT, ngày 17/10/2014 của Bộ GTVT, ông Hải còn chỉ ra nhiều vấn đề bất cập khác như: Suất đầu tư của dự án rất cao.

Cụ thể, theo tài liệu dẫn chứng của ông Hải đưa ra thì tại Quyết định số 3926/QĐ-BGTVT, dự án có tổng mức đầu tư là trên 833 tỷ đồng, mà cơ bản là xây dựng mới khoảng 8,7km; trong đó chi phí xây dựng 485,9 tỷ đồng, tính ra chi phí khoảng 55,8 tỷ đồng cho 1km đường cấp III đồng bằng.

Suất đầu tư này cao hơn rất nhiều so với dự án khác tương tự, cùng cấp trong khu vực, khi cùng thời điểm này Bộ GTVT cũng phê duyệt Dự án tuyến đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có chi phí xây dựng giai đoạn 1 là 1.084 tỷ đồng, tính ra khoảng 26,4 tỷ đồng cho 1km (chênh 29,4 tỷ/1km).

Đường màu vàng là QL 38 cũ. Ảnh: Google map

Ông Hải cho rằng, một trong những nguyên nhân làm cho chi phí tăng cao là do: Đoạn tuyến có dấu hiệu bị kéo dài, uốn lượn, tạo giao cắt đồng mức cùng với các giải pháp kỹ thuật phức tạp đã làm tăng chi phí đầu tư xây dựng, làm tăng phí đi lại của nhân dân...

Một số câu hỏi nữa được ông Hải đề nghị Bộ GTVT trả lời là: Thời gian cần thiết để thu phí hoàn vốn xây dựng cầu Yên Lệnh là bao lâu? Khi Dự án BOT cầu Yên Lệnh trước đây được đưa vào thu phí từ tháng 6/2004 - theo thông tin của nhà đầu tư là đến hết ngày 1/9/2019 thì kết thúc hợp đồng. Vì sao kể từ ngày 1/9/2019, các phương tiện ở thành phố Hưng Yên lại được xử sự khác so với các phương tiện từ địa phương khác ngoài khu vực đi qua cầu Yên Lệnh?

Tại Điểm C, Khoản 3, Phần II về nhiệm vụ chủ yếu trong Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ (thực hiện theo nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội) có qui định: “Đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo, hiện hữu”.

Xem thêm
Chính phủ sẽ nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ, Cà Mau

Tuyến đường sắt tốc độ cao không chỉ dừng lại ở TP Hồ Chí Minh, Chính phủ và các cơ quan đang nghiên cứu kéo dài về Cần Thơ và đến tận Cà Mau.

Thủy lợi nội đồng cho vùng ngọt - nhiệm vụ cấp thiết

Cà Mau Giữ vùng ngọt, điều tiết nước hợp lý, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi để đáp ứng sản xuất là nhiệm vụ quan trọng với tỉnh Cà Mau.

68 ngày đêm thần tốc thi công khu tái định cư Làng Nủ

Lào Cai tổ chức lễ bàn giao 40 căn nhà mới ở Làng Nủ; 15 căn nhà mới ở Nậm Tông cho 48 hộ dân bị mất nhà do lũ quét, thiên tai.