| Hotline: 0983.970.780

Nhà kính, nhà lưới tạm bợ chưa đạt chuẩn

Thứ Năm 18/10/2018 , 15:05 (GMT+7)

NNVN có loạt bài phản ánh việc phát triển ồ ạt nhà kính nhà lưới ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái... 

Tìm hiểu thêm thông tin PV được biết, hiện tổng diện tích đất SXNN của TP Đà Lạt là hơn 10.000ha, trong đó ½ diện tích nhà kính (gần 90%) và nhà lưới (10%).

09-33-37_nh_1
Nhiều diện tích nhà kính ở Đà Lạt chỉ để che mưa, che nắng

Theo định hướng của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020, diện tích canh tác rau, hoa công nghệ cao tại Đà Lạt sẽ đạt trên 20.000ha. Tuy nhiên thực tế SXNN mới đang trong quá trình hướng tới công nghệ cao, chưa tích hợp đồng bộ hệ thống công nghệ vào sản xuất. Một trong những nguyên nhân làm chậm khả năng mở rộng ứng dụng NNCNC là do phần lớn diện tích nhà lưới, nhà kính chưa đạt chuẩn. 

Phường 12, TP Đà Lạt có làng hoa Thái Phiên được công nhận là vùng sản xuất NNCNC. Theo ông Võ Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND phường 12, địa phương có tổng diện tích 460ha nhà kính (riêng nhà kính SX hoa 360ha), trong đó có trên 80% hệ thống nhà kính không đủ tiêu chuẩn NNCNC. 

Gia đình ông Nguyễn Duy Thanh, tổ Sâm Banh, phường 12, có 3.000m2 đất trồng hoa. Từ năm 2001 ông đã làm nhà kính bằng khung tre để SX. Trải qua hơn 17 năm sản xuất và nhiều lần tu sửa, khung nhà kính bằng tre vẫn tồn tại đến bây giờ. Mặc dù gia đình rất muốn đầu tư nhà kính hiện đại nhưng đành chịu.

"Với 1.000m2 đầu tư nhà kính hiện đại xấp xỉ 200 triệu đồng thì 3.000m2 của gia đình cũng phải bỏ ra 600 triệu đồng, chưa kể hàng loạt các chi phí đầu tư công trình phụ", ông Thanh chia sẻ.

Tại phường 8, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều diện tích nhà kính, nhà lưới hết sức tạm bợ của nông dân. Anh Trần Đình Trọng ở đường Lâm Viên cho hay: Nhiều nông dân canh tác rau, cây hoa cúc tại đây lâu nay vẫn duy trì sản xuất trong những khu nhà kính bằng tre, thậm chí nhiều nhà chỉ mang tính chất che mưa. Dẫu biết SX trong điều kiện nhà kính không đảm bảo sẽ cho hiệu quả kinh tế không cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra dịch bệnh nhưng đối với nông dân, chi phí đầu tư thấp là điều họ luôn mong muốn.

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết, việc hình thành hệ thống nhà kính đúng tiêu chuẩn liên quan mật thiết đến hiệu quả của vùng NNCNC mà tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng. Hiện diện tích nhà kính đạt chuẩn chủ yếu là của các doanh nghiệp, còn lại đa phần người dân đều không chú trọng tới việc đầu tư bài bản. Thực tế, nhiều diện tích nhà kính của bà con dựng lên chủ yếu để che mưa, gió.

09-33-37_nh_13
Xây dựng nhà kính đạt chuẩn sẽ ứng dụng các công nghệ hiệu quả
"Để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đặc biệt để canh tác các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn nữa thì một phần nhà kính của các doanh nghiệp và của người dân đã xây dựng từ trước phải chuyển đổi sang nhà kính hiện đại hơn", ông Lại Thế Hưng.

Thiết kế không cách ly và ngăn nguồn bệnh từ môi trường bên ngoài, không điều chỉnh được điều kiện môi trường bên trong là những tồn tại cơ bản của hầu hết nhà kính không đạt chuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều dịch bệnh lây lan với cây trồng trong nhà kính thời gian qua, song không thể xử lý dứt điểm.

Hiện UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức dự toán xây dựng nhà kính.

Sở NN-PTNT đã giao cho Chi cục Trồng trọt và BVTV chọn đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức dự toán xây dựng nhà kính (nhà màng). Qua đó, sẽ có 7 kiểu nhà kính cơ bản áp dụng cho quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Hưng, để thực hiện được mục tiêu này trên vùng canh tác nhà kính gần 4.000ha của địa phương không chỉ cần thời gian hay nguồn vốn mà quan trọng là người nông dân phải thay đổi cách nhìn. 

Đó là nhà kính phục vụ phát triển NNCNC chứ không đơn thuần chỉ là nhà che mưa che nắng. Việc đưa ra quy chuẩn trong xây dựng nhà kính giúp việc ứng dụng công nghệ hiệu quả hơn, đặc biệt là vấn đề kiểm soát dịch bệnh, tiến tới ứng dụng IOT (công nghệ kết nối trong SX)...

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Bình luận mới nhất