| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy thủy điện lớn thứ hai thế giới nới thêm công suất

Thứ Bảy 20/11/2021 , 13:24 (GMT+7)

Trạm thủy điện lớn thứ hai thế giới Bạch Hạc Than trên sông Kim Sa giao cắt với sông Dương Tử của Trung Quốc chính thức vận hành thêm tổ máy số 4 từ 19/11.

Việc đưa vào vận hành tổ máy số 4 của nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than gớp phần làm dịu cơn khát năng lượng của nền kinh tế lớn thự hai thế giới. Ảnh: GlobalTimes.

Việc đưa vào vận hành tổ máy số 4 của nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than gớp phần làm dịu cơn khát năng lượng của nền kinh tế lớn thự hai thế giới. Ảnh: GlobalTimes.

Theo đó, việc vận hành thêm tổ máy số 4 của thủy điện Bạch Hạc Than đã góp phần đưa thêm dòng điện mới hòa vào lưới điện quốc gia trong bối cảnh các nguồn cung năng lượng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hết sức căng thẳng.

Sự kiện hôm qua cũng được giới chuyên môn và báo chí Trung Quốc ca ngợi, đánh dấu dòng chính sông Dương Tử đã trở thành hành lang năng lượng sạch lớn nhất thế giới.

Các chuyên gia cho biết, tổ máy số 4 là đơn vị thứ sáu triệu kilowatt của Trạm thủy điện Bạch Hạc Than, nằm trên sông Kim Sa ở nơi giao nhau giừa hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc đã được đưa vào vận hành để phát điện. Đây đồng thời cũng là tổ máy phát điện thứ 100 do chủ đầu tư là Tập đoàn Tam Hiệp xây dựng phát triển và được đưa vào khai thác trên dòng chính sông Dương Tử.

Tổ máy triệu kilowatt của Nhà máy Thủy điện Bạch Hạc Than hiện có công suất lớn nhất thế giới, được thiết kế với yêu cầu cực kỳ cao về độ chính xác, chế tạo, lắp đặt và vận hành. Nó còn được gọi là "Núi Qomolangma" hay “Đỉnh Everest” của ngành công nghiệp thủy điện thế giới.

Dự án Thủy điện Bạch Hạc Than của Trung Quốc hiện còn có dự định mở rộng, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới và lớn thứ hai về công suất lắp đặt, là một trong số ít các dự án lớn của đất nước nhằm thực hiện chiến lược truyền tải điện từ miền Tây sang miền Đông của Trung Quốc.

Việc xây dựng và phát triển đưa vào vận hành dự án thủy điện Bạch Hạc Than là một tham vọng mới của ngành thủy điện Trung Quốc, sau dự án thủy điện khổng lồ Tam Hiệp trước đó. Nó cũng có ý nghĩa to lớn đối với quốc gia này trong việc đạt được mục tiêu trung tính carbon.

Hệ thống nhà máy điện này đã lắp đặt tổng cộng 16 máy phát tua-bin thủy điện được sản xuất trong nước với công suất mỗi tổ máy là 1 triệu kilowatt. Mỗi tổ máy phát điện cao hơn 50m, trọng lượng hơn 8.000 tấn, tương đương với trọng lượng của một tàu khu trục và hiệu suất lên tới 99%. Tổng chiều dài của các đường hầm để phát điện và hành lang kiểm soát lũ lụt là khoảng 217km.

Dự kiến, tất cả các tổ máy dự kiến ​​sẽ được đưa vào vận hành toàn bộ vào tháng 7 năm 2022.

Nhiều hạng mục của thủy điện Bạch Hạc Than chính thức phá vỡ các kỷ lục thế giới. Ảnh: Xinhua

Nhiều hạng mục của thủy điện Bạch Hạc Than chính thức phá vỡ các kỷ lục thế giới. Ảnh: Xinhua

Khi đó, nhà máy dự kiến ​​sẽ sản xuất nguồn điện năng trung bình hàng năm là 62,4 tỷ kWh (cao gấp hơn 15 lần năng lượng do đập thủy điện Hoover ở Mỹ), tiết kiệm 19,68 triệu tấn than tiêu chuẩn mỗi năm và giảm được tới 51,6 triệu tấn khí thải carbon dioxide.

Theo kỹ sư trưởng của Nhà máy Thủy điện Bạch Hạc Than, ông Chen Jianlin, đây là một công trình tầm cỡ vì tính đến thời điểm hiện tại, không có thủy điện nào quy mô hơn nó trên khắp thế giới.  Kể từ khi bắt đầu xây dựng dự án vào năm 2017, nó đã phải trải qua nhiều vấn đề kỹ thuật cực kỳ khó khăn như địa chất mỏng, gió khô nóng ở thung lũng và khối lượng bốc dỡ khai quật lớn.

Kể từ khi đi vào vận hành, dự án thủy điện Bạch Hạc Than đã chính thức phá vỡ một số kỷ lục thế giới, bao gồm các hang ngầm lớn nhất, các thông số chống địa chấn lớn nhất của một con đập cao 300 mét, và các hang trên đập tràn lớn nhất. Trong số các kỷ lục thế giới mà dự án này đạt được, nổi bật nhất là cỗ máy phát điện 1 triệu kilowatt do Trung Quốc phát triển, cao hơn 50 mét và nặng hơn 8.000 tấn, tương đương với trọng lượng của tháp Eiffel.

Đập thủy điện Bạch Hạc Than cũng là đập đúc khối liền mạch đầu tiên trên thế giới. Việc xây dựng con đập cao 289 mét ngốn hết hơn 8 triệu mét khối bê tông. Vật liệu này được thiết kế đặc biệt bởi các chuyên gia Trung Quốc để ngăn ngừa các vết nứt nhiệt có thể xảy ra do sự thay đổi của điều kiện nhiệt độ, thời tiết.

Dự án thủy điện này đã ngốn tổng chi phí xây dựng khoảng 220 tỷ nhân dân tệ, tương đương 34,07 tỷ USD. Nếu như trước đây, tại dự án thủy điện Tam Hiệp, Trung Quốc phải dựa vào kỹ thuật và cảm hứng từ những tiến bộ trong khoa học và công nghệ nước ngoài để xây dựng thì đến dự án Bạch Hạc Than, các chuyên gia trong nước đã xây dựng hoàn toàn độc lập bằng công nghệ của mình.

(GlobalTimes; Xinhua)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất