Nhà tạo mẫu Minh Hạnh: 'Họ là những anh hùng!'
Thứ Năm 17/02/2022 , 10:08 (GMT+7)Trong đợt dịch Covid-19 tàn khốc nhất tại TP.HCM, nhà tạo mẫu Minh Hạnh đã chứng kiến sự hy sinh thầm lặng, nỗi vất vả, không màng hiểm nguy của lực lượng tuyến đầu.
Chia sẻ với PV Báo NNVN, nhà tạo mẫu Minh Hạnh cho biết, bà may mắn khi được chứng kiến sự tận tụy của nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch trong thời điểm TP.HCM thực hiện giãn cách toàn xã hội.
"Chứng kiến nhân viên, y bác sĩ quân y phục vụ tất cả mọi công việc cho mọi bệnh nhân, không nề hà, không câu nệ. Tôi thật sự cảm phục họ. Nếu như không có lực lượng tuyến đầu này, thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao trong thời điểm dịch bệnh ấy. Họ phải là những anh hùng, nếu không phải anh hùng, họ sẽ không thể làm được những việc như thế. Đó chính là một mối lương duyên đã giúp tôi cùng Bệnh viện Quân y 175 tổ chức đám cưới cho 20 cặp y bác sĩ", nhà tạo mẫu Minh Hạnh chia sẻ.
Nói về bộ sưu tập áo dài sẽ được trình diễn tại chương trình "Mạch Sống" trong lễ cưới của 20 cặp đôi y bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 tối ngày 20/2 tới đây, nhà tạo mẫu Minh Hạnh cho rằng, các y bác sĩ quân y vẫn luôn cống hiến, hy sinh, kể cả trong thời khắc buồn của Sài Gòn - đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 cho đến nay. Chính vì vậy, bà muốn truyền tải thông điệp ước nguyện về tương lai, về hạnh phúc đón chào một cuộc sống "bình thường mới" của lực lượng tuyến đầu chống dịch qua những hình ảnh của "ngày hôm qua" .
Người ta thường hay nghĩ rằng, thời trang là cái gì đó rất xa xỉ, vui chơi. Nhưng theo nhà tạo mẫu Minh Hạnh, thời trang phải mang một thông điệp lớn hơn cho cuộc sống, đó chính là cân bằng lại cuộc sống. Làm sao thời trang làm cho cuộc sống bình yên hơn, với tất cả tư duy sáng tạo mà chúng ta có được từ cuộc sống hôm nay.
"Chúng ta có một nỗi lầm rất lớn đối với lực lượng tuyến đầu chống dịch cho đến khi Covid-19 đến. Cho đến bây giờ, tôi cảm thấy rằng, chúng ta chưa bù đắp được cho lực lượng này. Chúng ta cần có hành động thiết thực hơn. Đây là thời điểm để mỗi chúng ta thể hiện trách nhiệm cá nhân với xã hội, sẽ giúp cho những cảnh đời chưa được công bằng lắm trong xã hội sẽ được cân bằng lại. Đây chính là sự phát triển của xã hội, của đất nước.
Đến lúc này chúng ta mới thấy được lực lượng y bác sĩ là cần thiết, tuy nhiên chưa phải là muộn. Tại sao chúng ta không làm cái gì đó cho đời sống của họ tốt hơn, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng", nhà tạo mẫu Minh Hạnh bày tỏ.
Nhà tạo mẫu Minh Hạnh cùng ekip tổ chức buổi chụp hình album cưới cho các cặp đôi là lực lượng tuyến đầu tham gia chống dịch Covid-19. "Thấy nụ cười hạnh phúc của họ, tôi cũng thấy hạnh phúc lây", bà nói.
Cặp đôi Lê Thị Huỳnh Như (nhân viên Ban quản lý chất lượng Bệnh viện Quân y 175) - Trần Tấn Lộc (Giảng viên Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM) đang được nhà tạo mẫu Minh Hạnh hướng dẫn tạo hình.
Ekip thực hiện lấy bối cảnh sân đáp trực thăng trên nóc Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175 để thực hiện bộ ảnh cưới.
Khuôn viên bệnh viện cũng được sử dụng để làm nơi chụp hình cưới, ghi lại thời khắc đáng nhớ cho nhân viên y tế.
Các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch không chỉ giỏi về chuyên môn, tận tụy với người bệnh, họ còn là những "người mẫu" thực thụ khi được trải nghiệm trên sàn diễn ngay chính nơi mình công tác.
Nhà tạo mẫu Minh Hạnh, cùng các tổ chức, cá nhân phối hợp với Bệnh viện Quân y 175 tổ chức đám cưới tập thể cho 20 cặp đôi là nhân viên, y bác sĩ tham gia chống dịch Covid-19 phải hoãn cưới, hoặc không tổ chức đám cưới để hoàn thành nhiệm vụ.
Lễ cưới tập thể sẽ được tổ chức trong chương trình nghệ thuật "Mạch Sống" vào 20h ngày 20/2 tại Bệnh viện Quân y 175 như một lời tri ân nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2).
tin liên quan
Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'
Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng 'bà giáo Liên' vẫn kiên định gieo chữ cho những 'mầm non' tại nơi vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!
Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm
'Hồi chưa làm nhựa thì còn thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, nước kênh còn trong. Bây giờ nước đen ngòm ruộng đồng không trồng trọt gì nữa…', người dân Xà Cầu chia sẻ.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống
Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.
Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò
‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.
Teo tóp vựa muối Nam Định
Hơn 2.000ha muối tại các huyện ven biển của tỉnh Nam Định giờ co cụm chỉ còn vài chục ha duy trì sản xuất. Vùng muối Nam Định đang đứng trước nguy cơ xóa sổ!