| Hotline: 0983.970.780

Nhà thiết kế thời trang Ý nhận xét lụa Việt Nam là một báu vật

Thứ Hai 25/11/2024 , 16:56 (GMT+7)

Bà Barbara Ebbli nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika của Ý đã nhận xét như thế khi gặp gỡ các đại diện của Sở NN-PTNT Hà Nội chiều ngày 25/11.

Bà Barbara Ebbli nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika của Ý giới thiệu bộ sưu tập với các đại diện của Sở NN-PTNT Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bà Barbara Ebbli nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika của Ý giới thiệu bộ sưu tập với các đại diện của Sở NN-PTNT Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

Nhưng làm sao để báu vật ấy tỏa sáng lại là một câu chuyện trăn trở, phải tìm lối đi. Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, Thủ đô hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được công nhận.

Lũy kế từ 2019 đến nay, thành phố đánh giá, phân hạng được 3.160 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 16 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 1.584 sản phẩm 3 sao, 81 sản phẩm tiềm năng 4 sao, số sản phẩm đánh giá lại 241 (gồm có 4 sản phẩm 5 sao). ​

Tại hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế ở Milan, Ý diễn ra từ ngày 2-10/12/2023 Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hà Nội và 10 doanh nghiệp tham gia đã được gặp gỡ bà Barbara Ebbli, người sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika tại Ý để bàn chuyện hợp tác.

Từ ngày 11-19/1/2024 bà Barbara Ebbli đã đến Hà Nội để khảo sát thực tế vùng nguyên liệu, cơ sở sản xuất lụa tơ tằm trên địa bàn từ đó đưa ý tưởng tư vấn thiết kế thời trang mẫu mã cho các sản phẩm vải, lụa, thổ cẩm OCOP của Hà Nội. Bà đã trực tiếp tư vấn thiết kế được 10 mẫu sản phẩm trên chất liệu lụa đũi, tơ tằm Việt Nam để xuất khẩu sang Châu Âu. Những sản phẩm là độc nhất, thể hiện sự sáng tạo, phóng khoáng của phương Tây trên nền lụa Việt, có nhiều bộ may mất đến 20 m vải lụa, 15 người thợ lành nghề và rất nhiều thời gian, công sức.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội xem bộ thiết kế. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội xem bộ thiết kế. Ảnh: Dương Đình Tường.

Từ ngày 14-28/11/2024 bà Barbara Ebbli làm việc với Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hà Nội để triển khai bộ sưu tập thiết kế, hoàn thiện sản xuất trên chất liệu tơ đũi, lụa tơ tằm - sản phẩm OCOP của Công ty Cổ phần HANHSILK.

“Bộ sưu tập này là thành quả của những chuyến đi của tôi ở Việt Nam, là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa phương Tây và phương Đông. Tôi được truyền cảm hứng rất nhiều, học hỏi từ người Mường những hoa văn đặc trưng để áp dụng vào thiết kế của mình”. Bà Barbara Ebbli giới thiệu về bộ sưu tập thời trang của mình với đại diện các cơ quan thuộc Sở NN-PTNT Hà Nội bằng một giọng đầy tự hào.

Bộ sưu tập này sẽ được trình diễn vào tối vào ngày 29/11/2024 tại lễ khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Sở NN-PTNT Hà Nội. Đồng thời bộ sưu tập sẽ được triển lãm tại khai mạc Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế tại Milan, Ý năm 2024 vào ngày 30/11/2024 cũng như khai trương trưng bày sản phẩm của Công ty Cổ phẩn HANHSILK tại showroom của Công ty tư vấn sáng tạo thiết kế Malaika tại Ý vào ngày 8/12/2024.

Bà Barbara Ebbli chụp ảnh cùng đại diện thươnh hiệu HANHSILK và các đại diện của Sở NN-PTNT Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bà Barbara Ebbli chụp ảnh cùng đại diện thươnh hiệu HANHSILK và các đại diện của Sở NN-PTNT Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

“Qua sự hợp tác với bà Barbara Ebbli tôi rất hy vọng sẽ phát huy được những khả năng tiềm tàng của sản phẩm làng nghề Hà Nội. Không chỉ có sản xuất, chúng tôi sẽ kết hợp cả du lịch vào các làng nghề để gia tăng giá trị”. Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội khẳng định.   

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.