| Hotline: 0983.970.780

Nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ

Thứ Ba 02/07/2024 , 08:00 (GMT+7)

Quảng Bình Với sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, nhiều nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ đã được xây dựng và phát huy hiệu quả lớn.

Vào đầu năm 2021, nhà cộng đồng tránh lũ đầu tiên tại tỉnh Quảng Bình được đưa vào sử dụng tại thôn Hữu Tân (xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh) trong sự vui mừng của bà con vùng lũ. Ông Nguyễn Hữu Thịnh, Trưởng thôn Hữu Tân cho hay, do địa thế thôn nằm ở cuối phá Hạc Hải nên năm nào bà con cũng bị lũ lớn. Trong trận lũ lịch sử tháng 10/2020, thôn Hữu Tân bị ngập gần 3m, giữa biển nước tối đen, tàu thuyền cứu hộ rất khó khăn mới tiếp cận được để di dời dân đến nơi an toàn.

“Bây giờ, có nhà cộng đồng được xây dựng kiên cố để tránh lũ, hơn 400 người dân nơi đây có thể ứng phó hiệu quả khi có lũ lụt. Những đợt lũ lụt gần đây tuy mực nước không cao nhưng chính quyền đã “kích hoạt” mô hình tránh lũ cộng đồng để tạo điểm tránh trú an toàn cho người dân sống trong những ngôi nhà không kiên cố”, ông Thịnh bộc bạch.

Nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ bản Trung Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh do BIDV tài trợ đã được đưa vào sử dụng. Ảnh: Tâm Phùng.

Nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ bản Trung Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh do BIDV tài trợ đã được đưa vào sử dụng. Ảnh: Tâm Phùng.

Chúng tôi đã về thôn Vinh Quang (xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy), nằm cuối nguồn sông Kiến Giang - vùng đất chỉ cần một ngày mưa to là thành biển nước. Cả thôn có gần 200 hộ dân nhưng mới chỉ có số ít người xây dựng được nhà cao tầng hoặc nhà chòi kiên cố để tránh lũ. Chia sẻ với khó khăn mà nhân dân thôn Vinh Quang gặp phải trong mùa mưa lũ, Tập đoàn Trường Thịnh có trụ sở tại Quảng Bình đã quyết định hỗ trợ 3 tỷ đồng để xây tặng một nhà văn hóa cộng đồng phòng tránh bão.

Nhà văn hóa “hai trong một” có diện tích 200m2 với thiết kế 2 tầng, kết cấu bê-tông cốt thép vững chắc, có sức chứa hơn 200 người được đưa vào sử dụng giúp người dân địa phương yên tâm có chỗ tránh trú khi mùa mưa lũ về.

“Trước đây cứ có mưa bão là phải di chuyển khỏi nhà. Mang theo đồ dùng khổ lắm. Từ nay chỉ cần thông báo mưa lũ là nhà tôi mang chăn chiếu, nồi, gạo… lên nhà cộng đồng sinh hoạt là yên lòng lắm rồi”, ông Nguyễn Văn Thế nói.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thế có hoàn cảnh khó khăn nên chưa có nhà kiên cố tránh lũ. Mùa lũ năm nào, chính quyền địa phương cũng di chuyển bốn người trong gia đình ông đi tránh lũ ở nơi khác. Bữa nay, có nhà văn hóa cộng đồng ở gần nên không phải đi xa tránh lũ nữa.

Ở bên cạnh thôn Vinh Quang, thôn Ngô Bắc (xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy), cùng có chung đặc điểm về địa hình nên được gọi là “rốn lũ” của huyện. Chính quyền địa phương đã kêu gọi người dân và các nhà hảo tâm chung tay xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng vượt lũ. Nhà được thiết kế 2 tầng kiên cố, tổng diện tích sàn là 350m2.

Công trình hoàn thành chưa lâu thì mùa lụt năm 2022, nhà cộng đồng tránh lũ đã mở cửa để đón người dân vào trú tránh khi lũ trên sông Kiến Giang đạt đỉnh. Bà con nơi đây vui hơn vì không phải di chuyển đến nơi xa mỗi khi lũ lớn đổ về.

Nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ Vinh Quang, xã Sơn Thủy, đã phát huy tác dụng trong mùa lũ lụt năm 2022. Ảnh: Tâm Phùng.

Nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ Vinh Quang, xã Sơn Thủy, đã phát huy tác dụng trong mùa lũ lụt năm 2022. Ảnh: Tâm Phùng.

Trước mùa mưa lũ năm nay, tại Quảng Bình có 3 công trình nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ được đưa vào sử dụng tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh và các xã An Thủy và Phong Thủy, huyện Lệ Thủy. Các công trình nhân văn này đều do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tài trợ xây dựng. Nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ được thiết kế theo một mô hình thống nhất, là công trình kiên cố gồm 2 tầng với diện tích xây dựng khoảng 260m2, sức chứa 250 người.

Xem thêm
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Pháp ngữ

Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên Tạp chí Influences nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.

Chuyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở vựa rau Minh Tân

Ông Đinh Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thông tin, địa phương có 587 ha đất nông nghiệp trong đó có 160 ha rau.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 1] Người thức giấc cùng dòng sông

Không chỉ là dòng sông năng lượng, sông Đà hùng vĩ đang hiện hữu ở một diện mạo mới - vùng lòng hồ, đang thắp lên giấc mơ lớn cho những vùng đất ven sông!