| Hotline: 0983.970.780

Nhạc sĩ và người anh hùng bên dòng suối La La

Thứ Tư 23/03/2022 , 07:26 (GMT+7)

Mười dũng sĩ trong khúc hát năm xưa “Dòng suối La La”của nhạc sĩ Huy Thục đã được vinh danh tiểu đội Anh hùng và Anh hùng Bùi Ngọc Đủ.

Người anh hùng đã trở thành người thiên cổ, còn dòng suối La La vẫn ngàn năm tuôn chảy, như hát mãi chiến công của những người anh hùng.

Anh hùng Bùi Ngọc Đủ (người ở giữa) chụp ảnh kỉ niệm với vợ chồng nhạc sĩ Huy Thục (thứ hai từ phải sang), nhân dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Anh hùng Bùi Ngọc Đủ (người ở giữa) chụp ảnh kỉ niệm với vợ chồng nhạc sĩ Huy Thục (thứ hai từ phải sang), nhân dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Nhân duyên trên ngọn đồi không tên

Cuộc đời có lắm nhân duyên, nếu không theo đoàn văn công vào phục vụ tại chiến trường Quảng Trị, thì nhạc sĩ Huy Thục (Lê Anh Chiến) không thể có chùm ca khúc nổi tiếng “Tiếng đàn ta lư", "Cô gái Pa Kô", "Dòng suối La La", "Chào đường 9 anh hùng", "Tiếng hát trên đường quê hương” ra đời.

Nếu không có mặt tại “cao điểm đồi không tên” bên dòng suối La La nơi đơn vị của Bùi Ngọc Đủ (10 dũng sĩ diệt Mỹ) vừa chiến đấu đánh bại 15 trận tập kích của 200 lính thủy đánh bộ Mỹ năm 1967, thì không có nhân duyên giữa nhạc sĩ Huy Thục và dũng sĩ diệt Mỹ Bùi Ngọc Đủ. Nếu không có “Dòng suối La La/ bay bổng lời ca”, thì không phải ai cũng biết tới Bùi Ngọc Đủ, tới ngọn đồi không tên và chiến công của 10 dũng sĩ.

Nhân duyên ấy theo họ bước ra sau chiến tranh mấy chục năm trời, để gặp lại nhau, trên miền đất cao nguyên nắng gió. Mới hay người dũng sĩ năm xưa giờ trở thành dũng sĩ diệt phun rô, già làng giúp buôn làng cấy lúa nước, trồng cà phê, cao su, xóa đói giảm nghèo. Lại một lần nữa nhạc sĩ và dũng sĩ cùng đồng hành sau chặng trường chinh mấy chục năm trời, để vinh danh cho tiểu đội Anh hùng và Anh hùng Bùi Ngọc Đủ.

Những lời tiên đoán

Với nhạc sĩ Huy Thục, tôi cũng có nhân duyên của người làm thơ với nhạc sĩ.

Mới đây tôi ghé thăm gia đình nhạc sĩ Huy Thục, nghe ông kể về nguồn gốc của những bài ca nơi chiến trường Quảng Trị. Nhạc sĩ kể: "Tôi thật có duyên với miền đất ấy- chiến trường Quảng Trị những năm chiến tranh với Đường 9, Khe Sanh, Cam Lộ, Gio Linh, Gio An, Cồn Tiên, Dốc Miếu. Vùng đất và con người Quảng Trị đi vào ca khúc của tôi trong “Tiếng đàn ta lư", "Người con gái Pa Kô", "Dòng suối La La”...

Bà con Vân Kiều, Pa Kô, coi tôi như anh em trong nhà, kỉ niệm 30 năm Quảng Trị giải phóng, tôi được tỉnh mời vào thăm, như người đi xa trở về nhà. Vào Quảng Trị gặp lại những thiếu nữ Vân Kiều, thiếu nữ Pa Kô, họ hóa thân vào ca khúc của tôi, như những người anh hùng, những bông hoa đẹp của núi rừng Quảng Trị. Những thiếu nữ ngày xưa, nay đã lên bà nội, bà ngoại, nhưng tình cảm của họ với tôi vẫn nguyên vẹn như “Ngày chiến thắng anh về cùng bản làng em hát/ Người con gái Pa Kô”.

Và tôi đã trở về Quảng Trị trong đêm hội, bên bếp lửa bập bùng của bản làng, hát cùng những người con gái Pa Kô sau 30 năm quê hương giải phóng. Lời trong ca khúc như một lời tiên đoán “Ngày chiến thắng anh về….

Tôi lại trở về đây, bên dòng suối La La, chợt nhớ thương dũng sĩ Bùi Ngọc Đủ, nhớ lại cuộc hành trình tôi tìm người trong bài hát “Dòng suối La La”. Người đã tìm gặp rồi, lời ca tiên đoán “Nay đồi đã mang tên/ Tiểu đội Bùi Ngọc Đủ”, vẫn chưa thành hiện thực. Tôi lại cùng với Bùi Ngọc Đủ hành trình theo những sự tích anh hùng của anh, tìm tiểu đội Bùi Ngọc Đủ, 10 dũng sĩ diệt Mỹ năm xưa, giờ ai còn ai mất? Họ xứng đáng là những người Anh hùng. Bao giờ thì ngọn đồi không tên bên dòng suối La La mang tên Bùi Ngọc Đủ như lời ca tôi viết? Liệu lời ca ấy có là lời tiên đoán?".

Nhạc sĩ Huy Thục kể tiếp: Sau chiến tranh 19 năm, năm 1994 nhân duyên cho tôi biết tin về Bùi Ngọc Đủ trên Báo Đại đoàn kết. Sau đó trong chuyến công tác vào Tây Nguyên, tôi tìm đến xã Công Tần, huyện Măng Giang, thăm nhà Bùi Ngọc Đủ. Khi tôi đến nhà, dũng sĩ đi làm rẫy, phải nhờ người gọi về. Nhận ra tôi là người nhạc sĩ từng gặp trên “Đồi Không tên”, năm 1967, Bùi Ngọc Đủ ôm lấy tôi, cả hai cùng khóc và cảm động nhớ đến các bạn.

Chúng tôi ôn lại kỉ niệm lần gặp nhau trên ngọn đồi “Không tên”, bên dòng suối La La, để rồi tiểu đội Bùi Ngọc Đủ và ngọn đồi không tên đi vào khúc hát của tôi, bay bổng lời ca về những dũng sĩ diệt Mỹ bên dòng suối La La.

Bùi Ngọc Đủ kể rằng, sau trận đánh năm 1967 trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ, năm 1968 anh được ra Bắc báo cáo thành tích với Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rồi lại trở vào Nam chiến đấu tham gia 130 trận đánh đến ngày thống nhất nước nhà. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, theo sự phân công của Đảng, anh được cử về làm cán bộ tăng cường ở huyện Măng Giang, tỉnh Gia Lai, nơi đây trở thành tổ ấm, quê hương thứ hai của anh.

Mấy chục năm mới gặp lại nhau, Bùi Ngọc Đủ vẫn sống rất giản dị, khiêm tốn. Từng ấy năm sống ở Tây Nguyên, nói tiếng đồng bào Gia Lai như người bản xứ, dũng sĩ vận động nhân dân trồng lúa nước, cà phê, hạt tiêu và là dũng sĩ diệt phun rô rất giỏi, vận động con em về đừng theo phun rô, được bà con coi như già làng nhưng người dân ở đây không hề biết ông là dũng sĩ diệt Mỹ.

Sau cuộc gặp gỡ đó, Bùi Ngọc Đủ viết thư cho nhạc sĩ Huy Thục tâm sự: “Anh Thục ơi, người thân của em hiện không còn ai, em không còn anh em gì cả, nhờ anh mà mọi người mới biết tên em, anh cho em nhận anh làm anh của em nhé... Em rất biết ơn anh”.

Vợ chồng dũng sĩ diệt Mỹ Bùi Ngọc Đủ chụp ảnh kỉ niệm ngày gặp lại nhạc sĩ Huy Thục (ngoài cùng bên phải) - tác giả của bài ca 'Dòng suối La La'.

Vợ chồng dũng sĩ diệt Mỹ Bùi Ngọc Đủ chụp ảnh kỉ niệm ngày gặp lại nhạc sĩ Huy Thục (ngoài cùng bên phải) - tác giả của bài ca "Dòng suối La La”.

Nhạc sĩ Huy Thục bảo rằng chính ông mới là người biết ơn dũng sĩ , bởi nhờ Bùi Ngọc Đủ, nhờ chiến công của tiểu đội Bùi Ngọc Đủ, mọi người mới biết suối La La, biết nhiều đến Huy Thục. Nhân duyên cho tôi - người nhạc sĩ gặp dũng sĩ trên đồi “Không tên”, bên dòng suối La La. Nhân duyên cũng cho chúng tôi tìm gặp lại nhau và trở thành anh em của nhau. Giờ đây chúng tôi chia se sẻ với nhau những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống... 

Mong mỏi nhiều rồi cũng đến một ngày, trong đoàn cựu chiến binh chiến trường B4, B5 trở về Quảng Trị, có Anh hùng Bùi Ngọc Đủ và có cả nhạc sĩ Huy Thục. Lần đầu tiên họ cùng nhau trở lại chiến trường xưa, nơi Bùi Ngọc Đủ từng chiến đấu, nơi đồng đội của chúng tôi còn nằm lại. Trong cảm xúc trào dâng của ngày gặp lại, nhạc sĩ Huy Thục tâm sự: “Mảnh đất này đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm. Vì thế, tôi sẽ về thăm Quảng Trị mỗi khi có dịp, nhất là vào dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh để cùng bà con ôn lại niềm vui chiến thắng”.

Nhân kỉ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị, lần đầu tiên nhạc sĩ đưa vợ tới ngọn đồi "Không tên" bên dòng suối La La và cùng chụp bức ảnh kỉ niệm trong niềm hạnh phúc, bởi năm 2009 tiểu đội 10 dũng sĩ diệt Mỹ trên đồi “Không tên” trong trận đánh năm 1967 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. Bài hát “Dòng suối La La” có lời ca tiên đoán “Nay đồi đã mang tên/ Tiểu đội Bùi Ngọc Đủ” đã thành hiện thực.

43 năm từ dũng sĩ diệt Mỹ trở thành Anh hùng

Năm 2010 là năm đáng ghi nhớ trong cuộc đời dũng sĩ diệt Mỹ Bùi Ngọc Đủ. Sau chặng đường 43 năm người anh hùng giữa đời thường được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, ông cũng là một trong số 1.000 anh hùng trong cả nước về dự kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long. Đây là lần đầu tiện Anh hùng Bùi Ngọc Đủ được chụp chung bức ảnh kỉ niệm với vợ chồng người anh kết nghĩa là nhạc sĩ Huy Thục.

Thế là niềm vui đã trọn vẹn, chặng đường 43 năm dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt phun rô, dũng sĩ khuyến học, người làm kinh tế giỏi, già làng giúp dân trồng lúa nước, trồng cà phê, cao su, hồ tiêu, giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng buôn làng bình yên no đủ, người cán bộ mẫu mực ở bất kì cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vì Đảng vì dân, bởi anh quan niệm “thời nào cũng phải biết lấy dân làm gốc mới yên”, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

Kỷ niệm xưa còn đấy, nhưng một chiều cuối xuân ngày 28/3/2017, Anh hùng Lực lượng vũ trang Bùi Ngọc Đủ - người nổi tiếng với bài ca đi cùng năm tháng "Dòng suối La La" của Nhạc sĩ Huy Thục đã vĩnh viễn ra đi trở thành người thiên cổ...

Còn dòng suối La La vẫn ngàn đời tuôn chảy, bài hát “Dòng suối La La” vẫn vang mãi khúc ca về tiểu đội anh hùng.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Xây dựng thương hiệu gạo là khẳng định lòng tin với người tiêu dùng

Các doanh nghiệp phải tự khẳng định 'bản sắc', chú trọng duy trì chất lượng ổn định, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đó mới là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu

Ngày 10/12, Trung tâm Vigova đã gửi tặng 1.500 con vịt biển giống cho Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.